• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.247,60 -1,95/-0,16%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 11:15:01 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.247,60   -1,95/-0,16%  |   HNX-INDEX   222,23   +0,54/+0,25%  |   UPCOM-INDEX   92,75   -0,05/-0,06%  |   VN30   1.316,28   -0,67/-0,05%  |   HNX30   461,71   +1,46/+0,32%
21 Tháng Giêng 2025 11:19:57 SA - Mở cửa
Các ngân hàng lãi lớn để… làm gì?
Nguồn tin: BizLive | 21/04/2022 10:27:52 SA
Với cổ đông và nhà đầu tư chứng khoán, câu hỏi này có phần trở nên ám ảnh, vì càng lãi lớn thì tốc độ tăng vốn và pha loãng càng lớn...

Chỉ còn tuần nữa để các ngân hàng thương mại (NHTM), trừ Agribank, hoàn tất công bố báo cáo tài chính quý 1/2022. Bước đầu, một số thành viên đã cập nhật kết quả kinh doanh cơ bản.
 
Sau đà quý 4/2021 với chiến lược phòng chống dịch thích ứng và linh hoạt của Chính phủ, nền kinh tế đã có quý đầu tiên của năm 2022 khởi sắc ở nhiều chỉ tiêu. Trên nền đó, hoạt động của các NHTM được kỳ vọng tiếp đà bứt phá.
 
Dù chưa nhiều nhưng một số nhà băng bước đầu cập nhật cho thấy sức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ như trước khi đại dịch xẩy ra. Đã có trường hợp tăng trưởng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2021, gần gấp đôi, thậm chí tính bằng lần…
 
 
Ảnh minh họa
 
Sức tăng trưởng trên rất đáng chú ý, bởi: Thứ nhất, 2021 là năm thành công nhất trong lịch sử hệ thống NHTM Việt Nam xét về số lượng thành viên thực hiện được, cũng như ở kế hoạch kép qua trả cổ tức bằng cổ phiếu lẫn chào bán thêm cho cổ đông hiện hữu; lực đẩy tăng trưởng hoạt động chuyển tiếp sang 2022. Thứ hai, những sức tăng trưởng lợi nhuận đó rất mạnh, bởi trên nền tham chiếu đã rất lớn.
 
Được xem là rường cột của nền kinh tế, lợi nhuận các NHTM tăng cao, sức mạnh kế nối vốn càng được củng cố. Mặt khác, trong xu hướng nợ xấu gia tăng và tiềm ẩn rủi ro bởi COVID-19 kéo dài, các nhà băng tăng được lợi nhuận để còn củng cố nền tảng tài chính ứng xử với nợ xấu và rủi ro.
 
Thực tế qua đại dịch, hệ thống NHTM Việt Nam đã cho thấy sự vững vàng trong chống đỡ, nhiều khía cạnh hoạt động vẫn tăng trưởng, một phần nhờ tích lũy được nguồn lực quan trọng những năm trước đó, cũng như ở kinh nghiệm quản trị rủi ro đã dày hơn và cơ chế pháp lý quản lý ngày càng được củng cố, nhiều rủi ro tiềm ẩn đã được bóc tách bớt qua những năm tái cơ cấu…

 
Đến nay, khi kinh tế phục hồi, lợi nhuận các NHTM có khởi đầu và triển vọng tiếp tục tăng trưởng tốt hơn.
Những giá trị trên tiếp tục được củng cố. Còn với cổ đông và nhà đầu tư chứng khoán, lợi nhuận cao sẽ đi cùng với kế hoạch tăng vốn cao, đặc biệt với mức độ pha loãng cổ phiếu ngày càng lớn.
 
Trước hết, dễ dàng thấy hầu hết các NHTM đều có phần tích lũy lợi nhuận giữ lại chưa chia ngày càng lớn, bởi tốc độ chia cổ tức vẫn thường luôn thấp hơn tốc độ tăng lợi nhuận. Một số trường hợp nhiều năm không trả cổ tức như một hình thức chiếm dụng vốn của cổ đông. Tựu trung, vốn chủ sở hữu các nhà băng dày dặn lên, thêm điều kiện thuận lợi cho hoạt động.
 
Song, về mặt chứng khoán, việc giữ lại lợi nhuận như vậy cũng trực tiếp hạn chế pha loãng các chỉ số hiệu quả, bởi việc tính toán dựa trên số cổ phiếu đang lưu hành.
 
Nhưng ngược lại, hầu hết các NHTM vẫn đều đặn trả cổ tức hàng năm, thậm chí thêm cổ phiếu thưởng. Đây đang là áp lực ngày một lớn, mà theo cách nói thông thường của nhà đầu tư là tốc độ “in giấy” ngày càng nhiều.
 
Đặc điểm của hệ thống NHTM nhiều năm qua cũng như hiện nay là không được trả cổ tức bằng tiền mặt. Có quan điểm cho rằng, trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng là tiền, nhưng thực tế qua mỗi lần trả thì thị giá chia tách và cổ đông, nhà đầu tư thực nhận nhiều hơn cổ phiếu nhưng thị giá quy đổi cũng bị giảm đi tương ứng…
 
Thực tế như năm 2021 cho đến nay, ở nhóm cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán cho thấy, hiếm có mã nào đạt được thị giá cao hơn sau khi chia tách trả cổ tức, thậm chí cổ đông và nhà đầu tư lỗ thêm sau khi nhận thêm cổ phiếu.
 
Với đặc điểm chỉ được trả cổ tức bằng cổ phiếu, lượng cổ phiếu ngân hàng ngày càng nhiều trên sàn. Điều này ở một khía cạnh nhất định cũng ảnh hưởng bất lợi đối với nhà đầu tư nói chung ngay cả khi không nắm cổ phiếu ngân hàng. Bởi sức chi phối lớn của nhóm cổ phiếu ngân hàng đối với thị trường chung, qua VN-Index và đặc biệt chi phối lớn đến rổ VN30, trong khi nhóm này đa số đều suy giảm mạnh thời gian qua.
 
Từ nửa cuối 2021 đến nay, ngoài trừ một số trường hợp có câu chuyện riêng và ở nhóm nhỏ hoặc tầm trung, hầu hết các cổ phiếu ngân hàng không thể bứt phá và chủ yếu suy giảm. Đặc biệt những mã từng có chia tách lớn như TCB hay VPB, thị giá vẫn chưa thể tăng trưởng bền vững sau chia tách.
 
Ước tính hàng năm có thêm cả tỷ cổ phiếu ngân hàng niêm yết bổ sung, nguồn hàng quá lớn trong khi nguồn tiền trên thị trường có xu hướng suy giảm. Thực tế như giao dịch tại VPB hay TCB, hoặc tại SHB trong năm 2021, để có được một phiên tăng giá mạnh cần tới cả nghìn tỷ đồng để có thể hấp thụ được khối lượng giao dịch thường trực lớn.
 
Năm nay, với kết quả kinh doanh khả quan 2021, cùng loạt kế hoạch đã dự tính, 19 ngân hàng đã công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm nay, với tổng số vốn dự kiến tăng thêm lên tới 120,5 nghìn tỷ đồng, tương ứng thị trường có thể bổ sung thêm hơn 12 tỷ cổ phiếu.