Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC vừa đưa ra báo cáo phân tích cho cổ phiếu PC1 của CTCP Tập Đoàn PC1 (Sàn HOSE). Dựa trên 2 phương pháp định giá FCFF và EV/EBITDA với tỷ trọng 50:50, FSC duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu 50.728 đồng/cp.
Quý I/2022, biên lợi nhuận gộp của PC1 tăng 11,6 điểm % (ppt), đạt 23,7%. Chi phí hoạt động được kiểm soát với chi phí BH&QLDN giảm 7,9% YoY, đạt 54,8 tỷ đồng.
Mảng bán điện có biên lợi nhuận cao kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận. Doanh thu bán điện (chiếm khoảng 60% biên lợi nhuận gộp) tăng gấp 4x so với cùng kỳ và đạt 457 tỷ đồng, chiếm 31% tổng doanh thu quý I/2022 nhờ vận hành 3 nhà máy điện gió với tổng công suất 144MW. Tuy nhiên, tổng doanh thu quý I/2022 giảm 4,5% YoY, còn 1.477 tỷ đồng do doanh thu mảng xây lắp điện có biên lợi nhuận thấp (chiếm 25% tổng doanh thu quý I/2022) giảm 57% YoY, còn 367 tỷ đồng.
FSC duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu 50.728 đồng/cp. hình minh họa.
Về kế hoạch doanh thu năm 2022 của PC1 là 11 nghìn tỷ đồng, tăng +12% YoY. Tuy nhiên, kế hoạch LNST năm 2022E là 657 tỷ đồng, tương ứng giảm -14% YoY. PC1 đặt mục tiêu doanh thu năm 2025E của công ty đạt 1 tỷ USD (~23,3 nghìn tỷ đồng), tương ứng với CAGR là 25% trong giai đoạn 2021 – 2025.
Bên cạnh đó, thủy điện và điện tái tạo (điện mặt trời và điện gió) là những nguồn điện tối ưu được kỳ vọng sẽ lấy thị phần điện than dưới sự ảnh hưởng từ sự gia tăng của giá than (đã tăng gấp 4x YoY). FSC ước tính doanh thu bán điện năm 2022 sẽ tăng 95% YoY, đạt 1,8 nghìn tỷ đồng nhờ vào 144MW công suất từ 3 nhà máy điện gió mới được vận hành và gia tăng huy động từ thủy điện.
Năng lượng tái tạo được hưởng lợi từ sự gia tăng của giá than
FSC ước tính nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng ~10% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2030 để có thể hỗ trợ cho mức tăng trưởng 6,5%-7% của GDP dựa trên hệ số đàn hồi điện / GDP là 1,5x, đây là mức trung bình 5 năm của Việt Nam.
Năng lượng tái tạo sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với Việt Nam trong tương lai. Chính phủ cam kết sẽ đạt mức phát thải carbon bằng 0 (zero carbon) vào năm 2050 như đã được đề ra trong Hội nghị Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26). Dự thảo Quy Hoạch Điện VIII (PDP8) nêu rõ mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2030 sẽ giảm nhiệt điện than điện xuống dưới 30% tổng sản lượng điện sản xuất, giảm so với mức 53% trong Quy Hoạch Điện 7 điều chỉnh. Để bù đắp cho sự sụt giảm của nhiệt điện than, Việt Nam đặt mục tiêu mở rộng mảng năng lượng tái tạo (kỳ vọng sẽ chiếm 29% tổng công suất thiết kế của hệ thống điện Việt Nam) và nhiệt điện khí LNG (22%) đến năm 2030.
PDP8 đặt mục tiêu sau năm 2030, mảng năng lượng tái tạo vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, với kỳ vọng nguồn năng lượng xanh sẽ chiếm 42% tổng công suất hệ thống vào năm 2045. Mặc dù vẫn có khả năng không thể đạt được các mục tiêu này, nhưng tầm quan trọng của nguồn năng lượng tái tạo đã được thể hiện rõ nét. 20 May 2022 Page 3 of 9
Do đó, EVN có thể lựa chọn các nguồn điện khác rẻ hơn do công ty bị hạn chế khả năng tăng giá bán bình quân năm 2022 trong bối cảnh có nhiều lo ngại về lạm phát. EVN cần có sự chấp thuận của Bộ Công Thương nếu muốn tăng giá bán điện. Vì vậy, thủy điện và điện tái tạo (điện gió và điện mặt trời) trở thành những lựa chọn tối ưu để thay thế điện than xét từ khía cạnh kinh tế, ít nhất là vào năm 2022
Theo đó, FSC nâng dự báo doanh thu năm 2022E lên +38%, đạt 11.277 tỷ đồng (+15% YoY) sau khi thêm vào mô hình các dự án bất động sản mới. Do đó, FSC nâng dự báo LNST của CĐCT mẹ lên thêm 62%, đạt 913 tỷ đồng (+30% YoY). Ngoài ra, FSC cũng đã đưa 3 nhà máy thủy điện mới với tổng công suất 50MW vào mô hình dự báo cho năm sau, do đó LNST của CĐCT mẹ năm 2023E tăng +49% YoY.
FSC duy trì khuyến nghị MUA đối vơi PC1 và điều chỉnh tăng giá mục tiêu lên thêm 75% và đạt 50.728 đồng. Mô hình của FSC đã bao gồm 2 dự án bất động sản mới và 3 nhà máy thủy điện sẽ được vận hành vào năm 2023.
Giá mục tiêu mới của FSC tương ứng với EV/EBITDA năm 2023E là 6,4x, thấp hơn 22% so với trung vị của các công ty trong cùng khu vực. Như đã được đề cập trước đó, giá mục tiêu mới của FSC được tính toán dựa trên 2 phương pháp định giá FCFF và EV/EBITDA với tỷ trọng 50:50. Đáng chú ý, PC1 là công ty xây lắp điện lớn nhất trong số các công ty được niêm yết tại Việt Nam xét về vốn hóa thị trường và doanh thu.
Rủi ro đối với khuyến nghị của FSC
Rủi ro lạm phát: PC1 là tổng thầu cung cấp dịch vụ Tư vấn, Mua sắm hàng hóa và Thi công xây lắp công trình (EPC) cho một số sự án năng lượng và do đó nhạy cảm với lạm phát chi phí cả về giá thiết bị và nguyên vật liệu.
Rủi ro tăng giá: Khai thác Nickel, PC1 sở hữu 57,3% một công ty khai thác Nickel tại tỉnh Cao Bằng, đây là công ty sở hữu quặng nickel lớn thứ ba tại Việt Nam. Mỏ quặng được kỳ vọng sẽ đi vào khai thác năm 2023 và do đó hưởng lợi từ sự gia tăng của giá nickel trong dài hạn. Nickel đang giao dịch với giá ~26.300 USD / tấn, gần như tăng gấp đôi so với mức trung bình 5 năm là ~14.000USD/tấn.
Đến năm 2025 sẽ bổ sung thêm hơn 200MW công suất điện gió. PC1 đặt mục tiêu điện gió sẽ đạt 350MW công suất thiết kế vào năm 2025, tăng so với mức hiện tại là 148MW. FSC vẫn chưa đưa sự gia tăng này vào mô hình định giá, hàm ý rằng vẫn còn tiềm năng tăng trưởng đối với dự báo của FSC trong dài hạn.
Trên thị trường chứng khoán, trong phiên chiều 23/5, cổ phiếu PC1 đang giao dịch quanh mức 33.300 đồng/cp.
Diễn biến giá cổ phiếu PC1 thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)