Dù nông dân đang thu lỗ nhưng ngày 2/6, giá lợn hơi vẫn giảm cao nhất 2.000 đồng/kg, đưa giá lợn hơi cả nước chỉ còn trong khoảng 54.000-58.000 đồng/kg. Hiện cả nước không còn tỉnh, thành nào đạt mốc 60.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Bắc, thị trường lợn hơi giảm 1.000 đồng/kg rải rác ở một vài nơi. Cụ thể, Hưng Yên, Thái Nguyên và Hà Nội cùng điều chỉnh giao dịch xuống còn 57.000 đồng/kg, ngang bằng với tỉnh Thái Bình và Ninh Bình, cao nhất khu vực. Thương lái tại các tỉnh thành còn lại vẫn thu mua lợn hơi với giá 56.000 đồng/kg.
Thị trường khu vực miền Trung, Tây Nguyên không ghi nhận nhiều thay đổi mới. Hầu hết các tỉnh thành đều đang thu mua lợn hơi ổn định trong khoảng 55.000 - 56.000 đồng/kg. Riêng tỉnh Đắk Lắk hạ nhẹ một giá xuống còn 54.000 đồng/kg, ngang bằng với tỉnh Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế.
Tại miền Nam, giá lợn hơi điều chỉnh giảm cao nhất 2.000 đồng/kg. Theo đó, các tỉnh thành gồm TP HCM, Tây Ninh, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng điều chỉnh giá xuống mức 56.000 đồng/kg, sau khi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg. Đồng Tháp và An Giang tiếp tục giao dịch với giá cao nhất khu vực là 58.000 đồng/kg, nhưng giảm 2.000 đồng/kg so với hôm qua. Kiên Giang cũng giảm 2.000 đồng/kg xuống còn 55.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi mất mốc 60.000 đồng/kg sau khi giảm 2000 đồng/kg tại một số tỉnh thành.
Có thể thấy, sau phiên tăng giảm trái chiều hôm qua, giá lợn hơi một số tỉnh vẫn giữ được mốc 60.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do tiếp tục giảm đến tận 2.000 đồng, giá lợn hơi nhìn chung hôm nay đã mốc mốc 60.000 đồng/kg.
Theo các chuyên gia, mặc dù được điều chỉnh nhiều đợt, nhưng giá lợn hơi luôn trong tình trạng nay tăng mai giảm, tăng ở tỉnh này giảm ở tỉnh kia. Từ đầu năm đến nay, giá lợn hơi luôn trong tình trạng trồi sụt thất thường. Hầu như giá giao dịch chỉ trong khoảng 54.000-57.000 đồng/kg.
Với mức giá này, hầu hết người chăn nuôi phải rất chật vật mới hòa vốn. Điều này khiến người nuôi không hồ hởi mở rộng quy mô, bởi thị trường giao dịch lợn hơi trầm lắng. Bên cạnh đó là dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nguy cơ dịch bệnh xuyên quốc gia…, việc Việt Nam là nước đầu tiên sản xuất thương mại vacxin dịch tả lợn châu Phi giúp hạn chế dịch bệnh trên lợn, đồng thời giúp ngành chăn nuôi chủ động ứng phó với các sự cố dịch bệnh khác trong tương lai. Tuy nhiên, Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục cần thiết để đưa vacxin vào sử dụng để bớt thêm gánh nặng cho người dân.