• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,62 +3,51/+0,28%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:54:59 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,62   +3,51/+0,28%  |   HNX-INDEX   222,67   +0,19/+0,09%  |   UPCOM-INDEX   93,14   +0,03/+0,03%  |   VN30   1.318,12   +4,64/+0,35%  |   HNX30   463,03   +0,84/+0,18%
20 Tháng Giêng 2025 10:58:17 SA - Mở cửa
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Thận trọng và kỳ vọng
Nguồn tin: Vietnam+ | 24/06/2022 3:15:14 CH
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã gần đi hết nửa chặng đường năm 2022, với nhiều biến động và sự kiện đáng nhớ; trong đó, dấu ấn đáng chú ý nhất đó là quyết tâm thanh lọc thị trường.
 
Hiện tại, thị trường đang trong giai đoạn khó khăn khi thanh khoản và điểm số đều suy giảm mạnh. Giới chuyên gia nhận định, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)  thắt chặt chính sách tiền tệ, xung đột Nga-Ukraine kéo dài, chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc sẽ gián tiếp tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
 
 
VN-Index hiện đang "loay hoay" dưới mốc 1.200 điểm. Ảnh minh họa: BNEWS/TTXVN
 
*Điểm nhấn thanh lọc thị trường
 
Trong nửa đầu năm 2022, hàng loạt chủ các doanh nghiệp lớn như: ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Louis Holdings, ông Lê Anh Dũng Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh… bị bắt để điều tra các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp. Những vụ việc này đã cho thấy, quyết tâm làm trong sạch thị trường chứng khoán của Chính phủ.
 
Biện pháp sàng lọc thị trường chứng khoán mà Chính phủ đang thực hiện để thúc đẩy nâng hạng thị trường trong giai đoạn 2024-2025 đó là: yêu cầu công bố số liệu giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán; cảnh báo cổ phiếu "tăng sốc, giảm sâu"; thay đổi cách tính giá thanh toán cuối cùng đáo hạn hợp đồng tương lai VN30… được kỳ vọng sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán tăng thanh khoản và minh bạch thông tin.
 
Việc thanh lọc, chấn chỉnh thị trường chứng khoán từng bước ổn định và phát triển cũng được đánh giá là thiết thực, giải quyết nhiều “nút thắt” cố hữu và góp phần nâng tính bền vững của thị trường chứng khoán. Vài năm trở lại đây, thị trường chứng khoán đón nhận sự quan tâm của đông đảo người dân. Đây là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhưng là bộ phận rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Dù vậy, bộ phận nhà đầu tư này dễ chịu thua thiệt nhất khi thị trường chứng khoán bị thao túng, làm giá.
 
Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), trong 5 tháng đầu năm, nhà đầu tư cá nhân đã mở mới gần 1,38 triệu tài khoản, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Con số này gần bằng lượng mở mới cả năm 2021 (1,53 triệu tài khoản). Tính đến cuối tháng 5, tổng số lượng tài khoản chiếm khoảng 5,7% dân số.
 
Như vậy, mục tiêu 5% dân số đầu tư vào chứng khoán đến năm 2025 của Chính phủ đã được hoàn thành sớm 3 năm. Mốc tiếp theo của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 là 8%.
 
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thị trường chứng khoán phát triển tương đối tốt, số lượng tài khoản và thanh khoản bình quân thị trường tăng mạnh. Tuy nhiên trên thị trường cổ phiếu, chứng khoán phái sinh xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi.
 
Nhiều mã chứng khoán được đẩy giá lên cao không gắn với tình hình hoạt động kinh doanh; nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa đảm bảo chất lượng.
 
 
Vụ bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC) về hành vi "thao túng thị trường chứng khoán"; "che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" chấn động thị trường chứng khoán Việt Nam. Ảnh: TTXVN/phát
 
Hiện nay Bộ Tài chính đang nghiên cứu để sớm trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
 
Theo đó, các cơ quan chức năng tập trung vào quản lý chặt chẽ việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, việc đầu tư của nhà đầu tư cá nhân; giám sát phương thức phân phối trái phiếu để tránh việc bán cho nhà đầu tư không đúng đối tượng; yêu cầu xếp hạng tín nhiệm; tăng cường trách nhiệm và có biện pháp quản lý giám sát các tổ chức trung gian.
 
Đồng thời, Bộ Tài chính đã có kế hoạch rà soát Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp để sớm trình Quốc hội sửa đổi các quy định về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp, điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các biện pháp và chế tài xử phạt để tăng tính răn đe.
 
*Đối diện khó khăn
 
Dù số tài khoản mở mới tăng mạnh, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đang gặp những khó khăn nhất định. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một đợt giảm “sốc” trong tháng 5, với VN-Index tạm thời xác lập mức thấp nhất năm nay tại 1.156,54 điểm, tương ứng giảm hơn 32 % so với đỉnh 1.528,6 điểm (chốt phiên 6/1).
 
Bước sang tháng 6, thị trường vẫn đang diễn biến khá tiêu cực với thanh khoản suy giảm và điểm số đang “loay hoay” dưới mốc 1.200 điểm. Chốt phiên 23/6, VN-Index dừng tại mốc gần 1.189 điểm.
 
Theo Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), nguyên nhân của đợt sụt giảm mang tính quy mô toàn cầu này bao gồm gián đoạn chuỗi cung ứng, bị thúc đẩy thêm bởi chính sách hạn chế COVID-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine kéo dài, cũng như các biện pháp trừng phạt lên Nga; Fed và các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát; rủi ro các nền kinh tế đình trệ trong khi lạm phát cao.
 
Thêm vào đó, việc điều tra các sự việc thao túng thị trường chứng khoán trong nước, thắt chặt điều kiện phát hành trái phiếu cũng đè nặng lên tâm lý các nhà đầu tư trong nước.
 
Theo nhận định của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) trong bản công bố Top 50 Công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2022 (VIX50), thị trường chứng khoán Việt Nam tiềm ẩn hai rủi ro đáng lưu ý. Cụ thể, sau khi tăng điểm kéo dài cùng với sự gia tăng quá mạnh của dòng tiền đầu tư cá nhân, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với rủi ro lạm phát tăng cao và xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, thứ hai là căng thẳng Nga-Ukraine.
 
Thị trường đã xuất hiện những quan điểm thận trọng về triển vọng tăng trưởng. Chỉ có khoảng 31% số chuyên gia và doanh nghiệp đại chúng tham gia khảo sát do Vietnam Report thực hiện trong tháng 5-2022 cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục sôi động và diễn biến tích cực.
 
Phần lớn chuyên gia và doanh nghiệp đại chúng cho rằng thị trường sẽ có nhiều biến động và những cú sốc mới hoặc diễn biến trầm lắng, thanh khoản cầm chừng. Theo đó, tăng trưởng VN-Index cuối năm 2022 sẽ ở mức dưới 10%.
 
 
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Thận trọng nhưng chưa hết kỳ vọng. Ảnh minh họa: SSI
 
Vietnam Report cho biết, tác động gây nhiều lo lắng nhất là lạm phát. Dù Việt Nam chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, nhưng bình quân 5 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản vẫn tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021 và thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,25%). Như vậy, so với mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% thì hiện tại dư địa không còn nhiều.
 
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS), áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng và được dự báo khó giảm cho tới năm 2024.
 
Trong báo cáo triển vọng thị trường hàng hóa của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 4, giá năng lượng được dự báo tăng 50% trong năm 2022 và sau đó duy trì mặt bằng giá trong hai năm 2023 và 2024. Trong khi đó, các mặt hàng như nông nghiệp hay kim loại được dự báo tăng 20% trong năm 2022 và sau đó tăng nhẹ hai năm 2023 và 2024.
 
Như vậy, các tín hiệu đang khẳng định lạm phát không còn là diễn biến tạm thời ngắn hạn. VCBS dự báo rủi ro về tăng trưởng chậm đi kèm lạm phát cao 2022. Theo đó, về tình hình thế giới, Fed dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi đạt đến những kết quả đáng kể trong việc kiểm soát lạm phát. Như vậy, xu hướng đồng USD lên giá so với ngoại tệ mạnh khác tiếp tục duy trì. Thực tế này tạo áp lực lớn đối với nền kinh tế toàn cầu vốn đang trong quá trình phục hồi sau đại dịch và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
 
VCBS đánh giá trong giai đoạn này, ưu tiên hàng đầu về chính sách của Việt Nam là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô khi các yếu tố bất định gia tăng. Tuy nhiên, việc giá cả nguyên nhiên vật liệu hàng hóa trên thế giới tăng nóng cũng hạn chế phần nào khả năng can thiệp của nhà điều hành khiến dự báo các mục tiêu điều hành gặp nhiều thách thức.
 
Còn Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cho rằng, dù có phần thận trọng hơn về triển vọng của thị trường trước các thách thức hiện tại, vẫn có những yếu tố để kỳ vọng.
 
Nửa cuối 2022, mức tăng trưởng của những ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh dự kiến sẽ ở mức tích cực so với cùng kỳ thấp năm ngoái, giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ được đẩy nhanh hơn.  Gói hỗ trợ lãi suất 2% cũng là một động lực cho tăng trưởng của thị trường nói riêng và nền kinh tế nói chung nếu sớm được triển khai đúng định hướng./.