• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 4:43:17 SA - Mở cửa
85% doanh nghiệp tin rằng kinh doanh quý 3 khởi sắc hơn trước, GDP tăng trưởng 11%?
Nguồn tin: Vneconomy | 20/07/2022 10:36:46 SA
Một cuộc khảo sát về triển vọng kinh doanh của Tổng cục Thống kê cho thấy có tới 85,0% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng triển vọng kinh doanh trong Quý 3/2022 sẽ bằng hoặc tốt hơn so với quý trước.

Một cuộc khảo sát về triển vọng kinh doanh của Tổng cục Thống kê cho thấy có tới 85,0% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng triển vọng kinh doanh trong Quý 3/2022 sẽ bằng hoặc tốt hơn so với quý trước, trong khi chỉ có 15% cho rằng tình hình khó khăn hơn so với Qúy 2/2022.
 
Những số liệu này tốt hơn thống kê trong Quý 2/2022 khi chỉ có 78,4% doanh nghiệp cho rằng kết quả kinh doanh Qúy 2/22 bằng hoặc tốt hơn so với quý trước, trong khi 21,6% doanh nghiệp cho rằng môi trường kinh doanh Q2/22 khó khăn hơn quý trước.
 
 
Ảnh minh họa.
 
Dựa trên triển vọng này, VnDirect dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 11,0% so với cùng kỳ và tăng 0,5% trong Qúy 3/2022.
 
Bên cạnh niềm tin doanh nghiệp vào triển vọng kinh doanh, mức tăng trưởng cao này là do mức nền thấp trong Q3/21 với GDP của Việt Nam giảm 6,0%. Do tác động của giãn cách xã hội, ngành dịch vụ và ngành công nghiệp & xây dựng giảm lần lượt 8,6% và 5,5% trong Q3/21.
 
Ngành dịch vụ sẽ là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế nhờ Du lịch trong nước tiếp tục phát triển mạnh; Nhu cầu trong nước phục hồi nhờ thu nhập của người dân cao hơn và VAT giảm 2% (kéo dài đến hết năm 2022).

 
Quan trọng hơn là Chính phủ thúc đẩy các gói hỗ trợ kinh tế bao gồm gói bù lãi suất bổ sung 40.000 tỷ đồng, giải ngân gói đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 113.050 tỷ đồng. Giải ngân vốn đầu tư công sẽ thuận lợi hơn trong 6 tháng cuối năm do giá một số vật liệu xây dựng như sắt thép đã hạ nhiệt trong thời gian gần đây. Yếu tố này sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận cho các nhà thầu xây dựng, từ đó đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công.
 
Thứ hai, việc triển khai gói bù lãi suất sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm một phần chi phí tài chính, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh trong những quý tới..
 
Cho cả năm 2022, VnDirect duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 7,1%. Nhìn chung, Việt Nam vẫn sẽ là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2022.
 
Ngân hàng Nhà nước sẽ nỗ lực duy trì chính sách tiền tệ phù hợp, không vội vàng thắt chặt chính sách ngay lập tức để hỗ trợ phục hồi kinh tế và ổn định thị trường. Bất kỳ sự thắt chặt tiền tệ nào sẽ chỉ diễn ra vào cuối Q3/22 hoặc Q4/22, và mức tăng (nếu có) sẽ hạn chế, khoảng 0,25- 0,5%. Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam vẫn giữ được đà tăng và đạt 14% vào năm 2022. Dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ nâng trần tăng trưởng tín dụng đối với một số ngân hàng thương mại từ cuối Q3/22.
 
Bước sang năm 2023, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2023 có thể chậm lại một chút xuống còn 6,9%.

 
Triển vọng tăng trưởng thấp hơn là do các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ và châu Âu tăng trưởng kinh tế chậm lại, có thể làm giảm triển vọng xuất khẩu của Việt Nam; lạm phát cao hơn có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của tiêu dùng trong nước;lãi suất tăng làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp.
 
Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 như nguồn vốn đầu tư công dồi dào, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vững chắc và lượng khách du lịch quốc tế trên đà phục hồi mạnh mẽ.
 
Lạm phát có khả năng vẫn ở mức cao trong nửa đầu năm 2023 trước khi hạ nhiệt vào nửa cuối năm sau. Dự báo lạm phát trung bình năm 2023 ở mức 3,7%, cao hơn một chút so với dự báo lạm phát trung bình năm 2022 là 3,5%. Đặc biệt, việc tăng giá của nhóm ngành lương thực, thực phẩm sẽ là tác nhân chính đẩy lạm phát lên mức cao trong năm 2023.
 
Năm 2023, chính sách tiền tệ có thể chuyển từ “hỗ trợ phục hồi kinh tế” sang “bình thường hóa”, theo đó Ngân hàng Nhà nước có thể tăng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá hối đoái.
 
Lãi suất tái cấp vốn sẽ đạt 5,0% vào năm 2023 (tăng 50 điểm cơ bản so với cuối năm 2022 và tăng 100 điểm cơ bản so với mức hiện tại). Lãi suất huy động sẽ duy trì xu hướng tăng vào năm 2023 (với mức tăng bình quân khoảng 50 điểm cơ bản).
 
Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể dao động bình quân ở mức 6,5-6,6% vào cuối năm 2023. Về tỷ giá hối đoái, kỳ vọng VND sẽ tăng giá so với USD trong năm 2023 do lãi suất USD tăng chậm lại, lãi suất VND tăng, bộ đệm vững chắc từ thặng dư thương mại và cán cân thanh toàn.