Lạm phát không kết thúc, nó chỉ trở nên ít tồi tệ hơn. Và, trên thực tế, chúng ta không nên trông đợi nó kết thúc hoàn toàn.
Một USD không còn giá trị như trước đây nữa
Khi mua hàng tạp hóa, tiền thối người dân nhận lại có giá trị thấp hơn năm ngoái 11 cent, còn số tiền phải chi cho các hóa đơn, so với cùng khoản tiền đó năm ngoái, thì phải tăng thêm 15 cent đối với điện nước và 6 cent đối với nhà cửa. Tuy có vẻ ít nhưng điều đó lại đang tạo ra một thay đổi khá lớn. (1 Dollar bằng 100 Cent)
Điều này cũng giải thích tại sao lạm phát giờ đây lại là nỗi lo hàng đầu của người dân nước Mỹ.
Tỉ lệ lạm phát gần chạm ngưỡng đầu những năm 1980. Theo báo cáo mới nhất vào tháng 7 của Cục Thống kê Lao động, con số này hiện là 8,5% nhưng sẽ còn cao hơn nếu không phải do giá xăng giảm.
Vậy khi nào thì việc tăng giá sẽ kết thúc? Câu trả lời có lẽ là không bao giờ. Nhưng đó không phải là một điều xấu, miễn là mức tăng không quá cao.
Lạm phát có gì tốt?
Lạm phát không kết thúc, nó chỉ trở nên ít tồi tệ hơn. Và trên thực tế, chúng ta không nên trông đợi nó kết thúc hoàn toàn.
Khi lạm phát giảm, không có nghĩa là hàng hóa sẽ rẻ hơn, mà là không tăng nhiều mỗi tháng. Nền kinh tế hiếm khi bước vào giai đoạn giảm phát và chính phủ muốn tránh điều đó nếu có thể, vì nó thường chỉ ra rằng nền kinh tế đang hạ nhiệt quá nhanh.
Vì vậy, lạm phát sẽ tiếp tục trong một thời gian rất dài, nhưng người dân sẽ không nhận thấy nó rõ rệt. Từ đầu năm 1991 đến cuối năm 2019, lạm phát cả năm rơi vào mức trung bình khoảng 2,3% một tháng. Đó là mức tăng lý tưởng, mức tăng mà người dân có thể đuổi kịp chi phí sinh hoạt leo thang.
Nhưng phần lớn, giá hàng hóa sẽ vẫn cao hơn và người tiêu dùng sẽ không cảm thấy nhẹ nhõm cho đến khi tiền lương của họ bắt kịp mức giá mới. Ông Nick Roussanov, Giáo sư tài chính Wharton, cho biết trong bốn thập kỷ qua không có bất kỳ sự giảm phát nào đối với hàng hóa cốt lõi, ngoại trừ thực phẩm và năng lượng. Các mặt hàng dùng lâu dài như ô tô, thiết bị gia dụng và các dịch vụ giáo dục, hiếm khi giảm giá.
Fed hiện đang cố gắng rút ngắn khoảng cách để tiền lương bắt kịp với mức giá mới này. Nếu thời gian càng kéo dài, càng có nhiều khả năng người Mỹ phải nhúng tay vào tiền tiết kiệm để dành cho lúc về hưu hoặc nợ thẻ tín dụng. Điều này thực chất đã xảy ra: Trong năm qua, nợ thẻ tín dụng đã tăng 100 tỉ USD, tương đương 13%, mức tăng phần trăm lớn nhất trong hơn 20 năm.
Lý do để lạc quan?
Lạm phát sẽ không tiếp tục duy trì ở tốc độ hiện tại. Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán rằng tỷ lệ này sẽ giảm xuống mức 2% vào năm 2024.
Một số nhà kinh tế cho rằng lạm phát có thể tiếp tục tăng nhẹ ở mức 3% đến 4% trong nhiều thập kỷ. Những người thuộc thế hệ Boomers (sinh từ năm 1946 đến 1964) đang nghỉ hưu và tỷ lệ sinh ngày càng giảm, theo cựu Giám đốc Ngân hàng Trung ương Vương quốc Anh Charles Goodhart, điều đó đang siết chặt lực lượng lao động, và chúng ta đang bước vào kỷ nguyên thiếu nhân công, đồng nghĩa với việc giá cả tăng cao. Các chủ ngân hàng trung ương đang chú ý đến giả thuyết này của ông.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco, bà Mary Daly, cho biết các hạn chế nhập cư có thể cần được xem xét lại để khắc phục vấn đề này.
Trước đây, ở Mỹ đã có một thời gian dài lạm phát tăng cao: Vào những năm 1970, nền kinh tế Mỹ đã trải qua ba cuộc suy thoái, trong đó vấn đề lạm phát cơ bản không bao giờ biến mất. Nhưng chính sách tiền tệ đã thay đổi kể từ đó. Trong cùng thập kỷ, các ngân hàng trung ương có nhiều mục tiêu: sản lượng, việc làm cao và ổn định giá cả. Ngày nay, Fed có xu hướng ưu tiên ổn định giá hơn các nhiệm vụ khác. Điều đó có nghĩa là Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell có nhiệm vụ tăng lãi suất cho đến khi lạm phát giảm, ngay cả khi nền kinh tế giảm theo.
Một cuộc khủng hoảng toàn cầu
Mỹ có thể an toàn trước siêu lạm phát: tuy giá cả đã tăng, nhưng không phải là mức tăng chưa từng có và giá cũng đã giảm nhẹ vào tháng trước.
Tuy nhiên, các quốc gia khác đang phải chịu đựng. Lạm phát ở Argentina đang ở mức hơn 70%, cao nhất trong 20 năm, và Ngân hàng Trung ương của nước này đã tăng lãi suất chính lên 69,5%, trong một nỗ lực cố kiềm chế giá tăng vọt. Trong khi lạm phát hàng năm của Thổ Nhĩ Kỳ chạm ngưỡng 80%, mức cao nhất trong 2 thập kỷ.
Giá cả tăng cao trong thời gian dài có xu hướng đẩy một số quốc gia vào thời kỳ bất ổn, do đó làm tăng giá thực phẩm và khí đốt trên toàn cầu. Chúng cũng tác động nghiêm trọng hơn đến các quốc gia đang phát triển và, theo một báo cáo của Liên hợp quốc, có thể tác động xấu đến những thành quả mà thế giới đạt được trong thập kỷ qua trong việc chống lại biến đổi khí hậu.