• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.231,89 -14,15/-1,14%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.231,89   -14,15/-1,14%  |   HNX-INDEX   223,82   -2,39/-1,06%  |   UPCOM-INDEX   91,87   -0,48/-0,52%  |   VN30   1.286,65   -17,39/-1,33%  |   HNX30   476,60   -8,05/-1,66%
15 Tháng Mười Một 2024 6:08:17 SA - Mở cửa
Vì sao giải ngân vốn đầu tư công ở các tỉnh miền Trung vẫn còn chậm?
Nguồn tin: Nhà đầu tư | 23/08/2022 2:15:21 CH
Trong 7 tháng năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công ở tỉnh miền Trung chưa đạt kế hoạch đề ra. Trong đó có nhiều nguyên nhân như: Giá nguyên nhiên vật liệu xây dựng tăng cao; các dự án mới chậm triển khai, vướng mặt bằng…
 
Dù triển khai nhiều giải pháp thực hiện vốn đầu tư công ngay từ đầu năm nhưng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ở các tỉnh miền Trung vẫn đang chậm so với kế hoạch đề ra.
 
Tại Quảng Nam, tổng vốn đầu tư công năm 2022 tỉnh này hơn 6.323 tỷ đồng; trong đó, kế hoạch vốn năm 2022 hơn 5.861 tỷ đồng, kế hoạch vốn năm 2021 kéo dài hơn 461 tỷ đồng.
 
Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam cung cấp, kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 toàn tỉnh (không bao gồm các dự án do trung ương quản lý) đến hết ngày 31/7/2022 hơn 2.206 tỷ đồng, đạt 35,8%.
 
Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, kết quả giải ngân vốn đầu tư 7 tháng năm của tỉnh Quảng Nam tuy cao hơn so với kết quả giải ngân cùng kỳ năm 2021 và trung bình chung của cả nước nhưng chưa đạt yêu cầu do một số nguyên nhân.
 
Theo ông Quang, nguyên nhân khách quan là do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trong những tháng đầu năm; giá nguyên nhiên vật liệu xây dựng tăng cao, đặc biệt là giá thép, xăng dầu và việc thiếu các mỏ đá, mỏ đất làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

 
Giải ngân vốn đầu tư 7 tháng năm 2022 của tỉnh Quảng Nam chưa đạt yêu cầu. Ảnh: Thành Vân.
 
Đồng thời, Quảng Nam thuộc vùng Nam Trung Bộ, mùa mưa thường xảy ra vào tháng 9 hằng năm (riêng đối với miền núi là vào tháng 6 hằng năm) do đó công tác thi công gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến công tác giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh; đồng thời, đặc điểm lịch sử quản lý đất đai của tỉnh Quảng Nam dẫn đến việc xác nhận nguồn gốc đất và công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
 
Về nguyên nhân chủ quan, do số lượng nhân sự thực hiện nhiệm vụ thẩm định dự án tại các Sở xây dựng chuyên ngành còn ít, trong khi khối lượng công việc nhiều; tâm lý cán bộ trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý đầu tư trong thời gian hiện nay còn e ngại những sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
 
Cạnh đó, thời gian qua, các đơn vị và địa phương thực hiện các thủ tục đề nghị kéo dài kế hoạch vốn năm 2021 sang năm 2022 và tập trung hoàn chỉnh hồ sơ để thanh toán khối lượng.
 
Đặc biệt, công tác tổ chức thực hiện tại một số chủ đầu tư còn nhiều hạn chế, thiếu quyết liệt, sâu sát; công tác chuẩn bị thủ tục dự án mới chậm, chất lượng hồ sơ chưa tốt nên vướng mắc khi triển khai, phải đề nghị cấp thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch vốn, chủ trương đầu tư nhiều lần; công tác thẩm định, tư vấn còn chậm; thủ tục đầu tư, thanh quyết toán vốn đầu tư chưa được tập trung giải quyết; một số chủ đầu tư, nhà thầu còn yếu về năng lực…
 
Ngoài ra, các dự án chuyển tiếp gặp vướng mắc về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, công tác quản lý hiện trạng, thỏa thuận áp giá đền bù, xác nhận nguồn gốc sử dụng đất; các dự án khởi công mới chậm trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư, thực hiện công tác đấu thầu, thương thảo hợp đồng…

 
Tổng vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách TP. Đà Nẵng đạt giá trị 2.655,5 tỷ đồng. Ảnh: Thành Vân.
 
Tại Đà Nẵng, Cục Thống kê thành phố cho biết, qua 7 tháng qua, tổng vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách thành phố đạt giá trị 2.655,5 tỷ đồng, tương đương 40,7% so kế hoạch được giao. Tuy nhiên, việc thực hiện từ nguồn vốn đầu tư công giảm 31,4% so với cùng thời điểm năm 2021.
 
Nguyên nhân việc thực hiện từ vốn đầu tư công vẫn đang chậm do một số dự án chậm khởi công xây dựng để giải ngân vốn đầu tư như: dự án Đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu; chung cư nhà ở xã hội cho người có công với cách mạng tại tuyến đường Vũ Mộng Nguyên…
 
Ngoài ra, có một số công trình mới chưa đạt khối lượng thi công để giải ngân vốn đầu tư như dự án: Đầu tư cải tạo và bổ sung trang thiết bị ​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, Đầu tư xây dựng và nâng cấp Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.
 
Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, mặc dù UBND thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp thực hiện vốn đầu tư công ngay từ đầu năm nhưng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn đang chậm so với mặt bằng chung cả nước. Do đó, những tháng cuối năm 2022, thành phố thực hiện tổng rà soát các dự án và lên kế hoạch thu hồi những dự án chậm triển khai hoặc không có khả năng triển khai.
 
Tại Quảng Ngãi, theo Sở KH&ĐT Quảng Ngãi, năm 2022, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Ngãi là trên 7.020 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách địa phương 4.982 tỷ đồng, vốn ngân sách trung ương 2.038 tỷ đồng, được giao cho 36 cơ quan, đơn vị chủ đầu tư các công trình, dự án.
 
Tính đến ngày 31/7, giá trị giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt 1.437 tỷ đồng, bằng 32% kế hoạch vốn giao. Trong đó, nguồn vốn ngân sách địa phương giải ngân đạt 1.198 tỷ đồng, bằng 26,1% kế hoạch đã phân khai; vốn ngân sách trung ương giải ngân 238,9 tỷ đồng, bằng 11,7% kế hoạch giao.
 
Sở KH&ĐT Quảng Ngãi cho biết, hiện có 14 đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp hơn tỷ lệ bình quân chung của tỉnh (dưới 32%) và 90 dự án không đạt tiến độ giải ngân cam kết, trong đó có 13 dự án chuyển tiếp giải ngân dưới 10%. 
 
Nguyên nhân chủ yếu làm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh chưa cao là do nhiều nguyên nhân như: một số nguồn thu không đảm bảo để nhập Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân Sách và Kho bạc cho các dự án theo kế hoạch vốn được giao; hoàn trả khối lượng tạm ứng; thủ tục thực hiện đầu tư của các dự án khởi công mới; vướng mặt bằng; giá nguyên vật liệu biến động lớn; vốn các chương trình mục tiêu quốc gia giao chậm…