• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:25:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:28:19 CH - Mở cửa
Các Bộ nói gì về dự thảo Quy hoạch điện VIII?
Nguồn tin: Nhà đầu tư | 24/08/2022 7:33:46 SA
Nhiều bộ, ngành đã có ý kiến góp ý với Quy hoạch điện VIII mà Bộ Công thương phụ trách xây dựng. Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Công thương tiếp thu, thống nhất và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch, trình Thủ tướng xem xét, ký ban hành trong tháng 8/2022.
 
 
Một tổ hợp điện gió - điện mặt trời. Ảnh: Internet
 
Ngày 19/8, Văn phòng Chính phủ (VPCP) đã có báo cáo về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) gửi Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ. 
 
Theo báo cáo của VPCP, bản QHĐVIII hoàn thiện tháng 7/2022 đã có nhiều khác biệt lớn so với bản đã trình Chính phủ tháng 3/2021. Cụ thể, tổng công suất năm 2030 giảm 32.360MW so với phương án trước đó, trong đó nhiệt điện thanh giảm gần 6.000MW, điện khí LNG giảm 17.000MW, thuỷ điện tăng khoảng 4.000MW, điện mặt trời giảm 14.500MW, điện gió ngoài khơi tăng 4.000MW. Về tỷ trọng, vào năm 2030, nhiệt điện than có tỷ trọng trong cơ cấu nguồn điện không đổi, ở mức 25,7%, điện khí LNG giảm từ 21,6% xuống 15,3%, điện mặt trời tập trung giảm từ 12,3% xuống 5,,6%, điện gió tăng từ 10,1% lên 14,8%. Tương ứng, tổng vốn đầu tư cho ngành điện giảm khoảng 23,3 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2030 so với phương án tháng 3/2021, trong đó nguồn điện giảm 18,2 tỷ USD và lưới điện giảm khoảng 5,1 tỷ USD.
 
Dự báo công suất cực đại vào năm 2025 vào khoảng 59.300-61.400MW, năm 2030 khoảng 86.500-93.300MW, năm 2045 khoảng 155.000-189.900MW.
 
Về quy hoạch nguồn điện, theo kịch bản phụ tải cao phục vụ điều hành, tổng công suất nguồn điện năm 2030 đạt 145.930MW, năm 2045 đạt 387.875MW (không tính điện mặt trời mái nhà và nguồn đồng phát), trong đó, nhiệt điện than 37.467 MW (25,7%) vào năm 2030 và giữ nguyên cho tới năm 2045 (9,7%); Nhiệt điện khí trong nước đạt 14.930 MW (10,2%) vào năm 2030 và giữ nguyên tới năm 2045 (3,8%); Nhiệt điện khí LNG nhập khẩu đạt 23.900 MW (16,4%) vào năm 2030 và đạt 31.400 MW (15,1%) vào năm 2035, sau đó giữ nguyên ở mức 31.400 MW (8,1%) đến năm 2045; Thuỷ điện đạt 28.936 MW (19,8%) vào năm 2030 và đạt 35.139 MW (9,1%) vào năm 2045; điện gió trên bờ đạt 16.121 MW (11%) vào năm 2030 và đạt 55.950 MW (14,4%) vào năm 2045; điện gió ngoài khơi đạt 7.000 MW (4,8%) vào năm 2030 và đạt 64.500 MW (16,6%) vào năm 2045; Điện mặt trời quy mô lớn giữ nguyên như hiện tại là 8.736 MW (6%) vào năm 2030 và đạt 75.987 MW (19,6%) vào năm 2045.
 
Tổng nhu cầu vốn đầu tư nguồn điện và lưới điện truyền tải 220-500 kV giai đoạn 2021-2030 theo kịch bản cơ sở khoảng 107,1 tỷ USD, trong đó nguồn điện là 91,8 tỷ USD, lưới điện là 15,3 tỷ USD và theo kịch bản cao điều hành khoảng 146,5 tỷ USD, trong đó: nguồn điện là 131,2 tỷ USD và lưới điện truyền tải là 15,3 tỷ USD.
 
Ước tính giá điện bình quân trong giai đoạn 2021-2030 ước tăng từ mức 7,9 Uscent/kWh vào năm 2020 lên mức 11,7-12,9 Uscent/kWh vào năm 2030. Tính chung toàn giai đoạn 2021-2045 giá điện ước tăng bình quân 2,1%/năm ở phương án phụ tải cơ sở và 2,5%/năm ở phương án phụ tải cao phục vụ điều hành.
 
Theo Bộ Công thương, QHĐVIII rà soát sau Hội nghị COP26 đã giảm 18GW nguồn nhiệt điện than, thay thế bằng 14GW điện nền sạch hơn là LNG, còn lại bù 12-15GW các nguồn năng lượng tái tạo. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu LNG tăng lên, đạt khoảng 14-18 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 13-16 tỷ m3 vào năm 2045.
 
Bộ Công Thương cho biết, để thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Quy hoạch điện VIII đã loại bỏ 11 dự án điện than với tổng công suất 14.120 MW và 2 dự án nhiệt điện khí với tổng công suất 1.500 MW hiện có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
 
Về công tác rà soát hiện trạng triển khai các dự án điện mặt trời có quy hoạch, hiện đã có 2.428 MW điện mặt trời có chủ trương đầu tư và được chấp thuận nhà đầu tư (trong tổng công suất 6.565 MW có quy hoạch) với tổng chi phí đã đầu tư ước tính khoảng 12.700 tỷ đồng. Bộ Công thương đề xuất, để tránh rủi ro về mặt pháp lý, tiếp tục cho phát triển các dự án này trong giai đoạn đến năm 2030. 
 
Về cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, Bộ Công thương đề xuất cơ chế nhà đầu tư tiến hành đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với EVN trong khung giá phát điện và hướng dẫn do Bộ Công thương ban hành.
 
Cần xin ý kiến Bộ Chính trị về nhập khẩu LNG
 
Đồng ý với đề xuất của Bộ Công thương về việc cho tiếp tục triển khai các dự án điện mặt trời chậm giá FIT với tổng công suất 2.428,42MW, tuy nhiên Bộ Kế hoạch & Đầu tư nhấn mạnh cần làm rõ phương án giải toả công suất, giá mua bán điện sau khi cơ chế giá ưu đãi đã hết thời gian áp dụng. Đối với phần công suất điện mặt trời đã có quy hoạch (4.136,25MW), tuy nhiên chưa có quyết định chấp thuận nhà đầu tư, Bộ KHĐT đề nghị có tính toán cụ thể về tiến độ, cân đối nguồn điện nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26.
 
Đáng chú ý, Bộ KHĐT nhấn mạnh cần xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về chỉ tiêu tổng công suất nguồn điện quy hoạch năm 2030, nhu cầu nhập khẩu LNG năm 2030 cao hơn trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị.
 
Đồng quan điểm, Bộ Xây dựng đánh giá QHĐVIII yêu cầu nhập khẩu LNG cao hơn Nghị quyết 55. Việc tính toán lại cơ cấu nguồn điện theo định hướng cam kết tại COP26 là cần thiết, tuy nhiên việc bổ sung tăng thêm nguồn LNG cần xem xét đến tính ổn định của quá trình nhập khẩu LNG và tuân thủ các quy định của Nghị quyết 55.
 
Hạn chế tối đa chuyển đổi đất lúa, đất rừng
 
Bộ Tài nguyên Môi trường đề nghị ưu tiên phát triển các công trình sử dụng nước đa mục tiêu, tham gia điều tiết, phục vụ phát triển KTXH; đề nghị bổ sung nội dung đánh giá ảnh hưởng của việc tăng tỷ trọng nguồn điện tái tạo đến vận hành các nhà máy thuỷ điện lớn; ngoài ra, QHĐVIII cần hạn chế tối đa việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năng suất cao, rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
 
Không để nước ngoài lợi dụng
 
Góp ý cho dự thảo, Bộ Công an đề nghị có chế tài ràng buộc chủ đầu tư cam kết thực hiện đúng tiến độ nhằm đảm bảo quá trình thực hiện quy hoạch đúng tiến độ đề ra; cần ban hành cơ chế giá đối với các dự án điện gió, điện mặt trời đã được đưa vào quy hoạch, được chấp thuận chủ trương đầu tư và đang thực hiện, tuy nhiên cần đánh giá kỹ nhằm đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế cũng như tính cạnh tranh, công bằng cho các nhà đầu tư, không để phía nước ngoài lợi dụng thâu tóm dự án hoặc tác động chính sách không có lợi cho quốc gia.
 
Làm rõ tác động nếu giữ lại 2.248MW điện mặt trời
 
Về phần mình, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công thương đánh giá cụ thể về khả năng dẫn tới kiện tụng, đòi bồi thường nhà nước trong trường hợp giãn tiến độ 2.248,42MW điện mặt trời đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và giao nhà đầu tư; Bộ Công thương nghiên cứu bổ sung các giải pháp khắc phục về tác động của việc vận hành với nguồn điện năng lượng tái tạo cao trường hợp được Thường trực Chính phủ thống nhất giữ lại trong giai đoạn đến năm 2030 đối với 2.248,42MW điện mặt trời nói trên.
 
Tuyệt đối tránh khiếu kiện
 
Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Công thương đặc biệt lưu ý về việc chấm dứt 3 dự án nhiệt điện với tổng công suất 4.500MW đã giao cho nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu phát triển/ thực hiện theo hình thức BOT.
 
Về vấn đề tổng công suất nguồn điện và yêu cầu nhập khẩu LNG đến năm 2030 cao hơn Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, VPCP đề nghị Bộ Công thương, Bộ KHĐT báo cáo Thường trực chính phủ rõ thêm về vấn đề này.
 
Về cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, VPCP nhấn mạnh Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có chỉ đạo Bộ Công thương khẩn trương lấy ý kiến các đơn vị: Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước, EVN và các cơ quan liên quan về vấn đề này. VPCP đề nghị Thường trực Chính phủ kết luận Bộ Công thương cùng các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng nêu trên.
 
Theo VPCP, nếu được Thường trực Chính phủ thống nhất, đề nghị giao Bộ Công thương tiếp tục hoàn thiện QHĐVIII, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành trong tháng 8/2022.