• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:15:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:23:17 CH - Mở cửa
Hải Phòng: Nhiều “nút thắt” cần sớm được tháo gỡ trong hoạt động đường thủy nội địa
Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp | 11/09/2022 1:35:00 CH
Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng (Sở GTVT) vừa tổ chức buổi đối thoại DN nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đường thủy nội địa trên địa bàn.
 
Những kiến nghị cần được tháo gỡ
 
Theo lãnh đạo Sở GTVT Hải Phòng, hiện trên toàn địa bàn TP có 16 cảng thủy nội địa được công bố. Trong đó, có 1 cảng trong vùng nước cảng biển, 15 cảng trên đường thủy nội  địa quốc gia; 215 bến thuỷ nội  địa, trong đó 200 bến hàng hóa và 15 bến hành khách; 33 bến khách ngang sông.
 
Thế nhưng, tỷ trọng vận tải thủy nội địa của Hải Phòng chưa tương xứng với tiềm năng, sản lượng hàng hóa vận tải thông qua loại hình này đạt thấp khoảng 5,8% tổng sản lượng vận tải hàng hóa toàn thành phố. Nguyên nhân chính là do còn tồn tại quá nhiều bến nhỏ lẻ, quy mô và công nghệ xếp dỡ lạc hậu. Một số bến thủy nội địa không có giấy phép, hoặc hết hạn hoạt động do vướng mắc các quy định về quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng.
 
Tại cuộc đối thoại, đại diện Hiệp hội Vận tải và một số doanh nghiệp đã nêu ra những đề xuất, kiến nghị liên quan đến ba nhóm vấn đề về: Một là, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với doanh nghiệp trong việc cấp phép họat động cảng, bến thủy nội địa, giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh; Hai là, kiến nghị UBND TP xem xét miễn, giảm phí hạ tầng cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa; Ba là, tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường thủy nội địa và hoạt động tàu du lịch nghỉ đêm trên Vịnh Lan Hạ, kịp thời có thông báo về thời tiết, đặc biệt là công tác báo bão.
 
Ông Vũ Thanh Liêm - Giám đốc Công ty CP Du thuyền Pelican Hạ Long- Cát Bà than phiền về bất cập việc cấp, đổi biển hiệu phương tiện vận tải hành khách. Theo Nghị định 168/2017/NĐ- CP của Chính phủ quy định hồ sơ bao gồm các yêu cầu về đăng ký, đăng kiểm, kê khai thuyền viên... doanh nghiệp đáp ứng đủ hết. Tuy nhiên, Phòng Quản lý Giao thông Vận tải Đường thủy lại dựa vào Điều 45, Luật Du lịch yêu cầu doanh nghiệp bổ sung thêm “Giấy sơ cứu y tế cho thuyền viên”.
 
Trước kia, thủ tục hồ sơ không yêu cầu nộp giấy này. Thậm chí, Công ty cũng vừa làm một bộ hồ sơ giống hệt nộp cho Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh thì được chấp nhận, còn bên Hải Phòng lại không duyệt hồ sơ do thiếu giấy sơ cứu y tế. Sở GTVT ra thời hạn cho chúng tôi 7 ngày để bổ sung giấy sơ cứu y tế. Điều đáng nói là, doanh nghiệp không thể tự làm được mà muốn có giấy đó phải nhờ một cơ quan y tế có thẩm quyền tập hợp một lớp đào tạo và cấp chứng chỉ. Việc này mất khá nhiều thời gian chứ không thể một tuần là có ngay.
 
Một doanh nghiệp kinh doanh bến thủy nội địa trên sông Kinh Thầy cho biết, chúng tôi hoạt động mấy chục năm trên bến sông này, dù biết rằng doanh nghiệp phải chấp thuận chủ trương quy hoạch đất đai của Nhà nước. Thế nhưng, quy hoạch phải phù hợp, hợp lý cho cả đôi bên.
 
Việc Sở GTVT rút giấy phép cũ, cấp lại giấy phép thủy nội địa gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Chúng tôi phải chuyển tàu, thuyền vào Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu để sửa chữa ảnh hưởng lớn đến kinh tế của doanh nghiệp. Chúng tôi mong các sở ban ngành xem xét và cấp giấy phép bến thủy nội địa tạm thời để doanh nghiệp được khôi phục lại hoạt động sửa chữa ngay chính trên bến bãi của mình, khắc phục hậu quả nặng nền sau hai năm dịch bệnh COVID.
 
Bà Đào Thị Toàn - Giám đốc Công ty CP Cơ giới Hùng Giang chia sẻ, Công ty có dự án tại xã Đại Thắng (Tiên Lãng), trong quá trình xây dựng, Công ty có xin cấp phép bến thủy nội địa để phục vụ thi công dự án. Làm văn bản từ ngày 1/4/2021, nhưng trải qua rất nhiều cuộc họp, đến giờ phút này, chúng tôi vẫn chưa được cấp phép. Rất mong lãnh đạo Sở GTVT sớm cấp giấy phép để doanh nghiệp có thể triển khai xây dựng dự án trong năm nay.
 
Chia sẻ về những khó khăn, ông Đặng Văn Thịnh - Giám đốc Công ty CP Sửa chữa tàu biển Thành Hưng giãi bày, Công ty đang có 12 bến thủy nội địa, hiện tại chỉ có 10 bến được cấp phép. Trong quá trình từ năm 2002 đến năm 2016, chúng tôi là một trong những đơn vị được cấp phép cuối cùng.
 
Đến năm 2017, Thông tư 56/2014/TT- BGTVT của Bộ GTVT ngày 24/10/2014 và Quyết định Số 2152/2016/QĐ- UBND của TP Hải Phòng ngày 3/10/2016, thì thời hạn cấp phép cho bến thuỷ nội địa của chúng tôi chỉ được có 1 năm. Trong quá trình đó, từ lúc được cấp phép tới khi dừng chỉ được 2 năm hoạt động đàng hoàng. Còn lại, từ đó cho đến nay, chúng tôi toàn phải hoạt động “chui”.
 
Cũng theo ông Thịnh, doanh nghiệp muốn thuê đất cũng không được. Mặc dù, đã năm lần bảy lượt đề nghị từ xã, huyện, TP xin được thuê đất; Xin trả tiền thuê đất cho TP; Xin chịu toàn bộ chi phí cho việc cấp giấy và các thủ tục hành chính; Xin cam kết bất cứ khi nào Nhà nước có nhu cầu sử dụng tới quỹ đất thuê hoặc quỹ đất riêng của chúng tôi, thì doanh nghiệp luôn sẽ bàn giao theo đúng pháp luật.
 
“Điều bất hợp là mặc dù doanh nghiệp có một số đất do chúng tôi tự bỏ tiền ra mua nhưng lại không được quyền sử dụng cho hoạt động bến thủy nội địa do thiếu giấy phép. Doanh nghiệp rất mong mỏi lãnh đạo TP có giải pháp gỡ vướng, cho chúng tôi thuê đất một năm cũng được. Có nghĩa là, sau một năm, nếu Nhà nước có chủ trương quy hoạch, thu hồi thì chúng tôi sẵn sàng trả lại.
 
Khó khăn ở đây là doanh nghiệp rất muốn đầu tư, làm tốt lãnh vực chuyên môn của mình nhưng tìm ở đâu để tháo gỡ, giải pháp như nào? Thì lại chưa tìm được, cũng không biết bấu víu, trông cậy vào ai!”, ông Thịnh nói.
 
Cơ quan quản lý nói gì!
 
Ông Vũ Thái Bình - Trưởng Phòng Quản lý Kết cấu Hạ tầng, Sở GTVT Hải Phòng cho biết: Nghị định 08 ban hành ngày 28/1/2021 yêu cầu bến việc cấp phép hoạt động cho các bến thủy là phải có đất; Và phải phù hợp quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông bến thủy nội địa. Hiện nay, Sở GTVT đã xây dựng quy hoạch cảng bến thuỷ nội địa, trình UBND TP và đã được thông qua.
 
Nguyên nhân chính dẫn tới việc hiện nay một số doanh nghiệp không được cấp giấy phép bến thủy nội địa là do vướng mắc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nguồn đất phải phù hợp với quy hoạch đất đai, phù hợp nhu cầu sử dụng. Giấy chứng nhận phải ghi rõ nguồn gốc đất: Đất nuôi trồng thủy sản, đất công nghiệp dịch vụ phục vụ cho việc đóng tàu… thì mới được cấp phép.
 
Còn về vấn đề thuê đất, khi chính quyền địa phương muốn cho thuê đất phải tham vấn Cục Đê điều. Nếu địa phương không giải quyết được, Sở GTVT sẽ trực tiếp dẫn doanh nghiệp qua làm việc với Cục Đê điều của Bộ NN&PTNT. Trong quy hoạch tổng thể phát triển TP Hải Phòng, đối với các doanh nghiệp đã có sẵn quỹ đất, có vị trí, quy mô, Sở sẽ tập hợp danh sách đề xuất của doanh nghiệp bổ sung vào đề án quy hoạch chung của TP Hải Phòng. Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất, Sở sẽ tổng hợp lại và gửi công văn tới Sở Kế hoạch và Đầu tư, nếu phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, thì TP sẽ bổ sung.
 
Riêng trường hợp của Công ty Hùng Giang, Sở sẽ cấp phép tạm thời công trình phụ phục vụ công trình chính. Nếu thời gian xây dựng công trình chính là 5 năm thì Sở GTVT sẽ cấp phép bến thủy nội địa 5 năm. Sau khi quy hoạch dự án của doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư bổ sung thì thời hạn cấp phép bến thủy nội địa sẽ bằng thời hạn thuê đất.
 
Trả lời kiến nghị của Công ty CP Du thuyền Pelican Hạ Long- Cát Bà, Đại diện Sở GTVT tải khẳng định: Chúng tôi cũng đã tiếp thu ý kiến phản ánh của doanh nghiệp. Đúng ra là hồ sơ của doanh nghiệp này được duyệt rồi. Thế nhưng, gần đây nhất, theo Thông tư Số 42/2017 của Bộ GTVT quy định về tàu và bộ phận phục vụ trên tàu, trong đó có Mục 1, Điều 5 ghi rõ: “Nhân viên phục vụ phải được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ”. Sở sẽ liên lạc với Sở Y tế để có hướng dẫn, giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp.