• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 10:56:39 CH - Mở cửa
Room tín dụng nới thêm sẽ chảy về đâu?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 12/09/2022 9:11:09 SA
Với hơn 4% chỉ tiêu còn lại của toàn hệ thống, tương đương hơn 400.000 tỷ đồng theo hạn mức phân bổ mới sẽ được các ngân hàng phân bổ như thế nào vào nền kinh tế?
 
Lãnh đạo các ngân hàng cho biết, room tín dụng vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp thêm sẽ ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, giải quyết bài toán hỗ trợ khách hàng cá nhân khởi nghiệp, kinh doanh hiệu quả...
 
Ngân hàng phân bổ vốn ra sao?
 
Ngay sau khi ra quyết định điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng, NHNN đã "thúc" các ngân hàng thương mại phải tăng tốc giải ngân gói hỗ trợ cấp bù lãi suất 2%.
 
Chiều 9/9, trao đổi với VnBusiness, lãnh đạo một ngân hàng thương mại quy mô lớn tại Hà Nội cho biết, ngân hàng đang gấp rút làm thủ tục giải ngân cho các doanh nghiệp đã đủ điều kiện vay vốn nhưng phải đợi cấp room. Tuy nhiên, ngân hàng cũng rất thận trọng chứ không đổ vốn “ào ạt”, bởi ngân hàng còn đang phải gánh trách nhiệm giải ngân gói vốn cấp bù lãi suất 2%, nên càng phải thận trọng để nguồn vốn đi đúng lĩnh vực, đúng đối tượng.

 
Room tín dụng mới chưa "thỏa cơn khát" thiếu vốn
 
Trong đợt điều chỉnh hạn mức tín dụng này, Sacombank là ngân hàng được cấp nhiều nhất với 4%, nâng tổng hạn mức tăng trưởng tín dụng cả năm lên 11%. Như vậy, từ nay đến cuối năm, Sacombank sẽ còn khoảng 15.000 tỷ đồng để cung ứng ra nền kinh tế.
 
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Sacombank nhấn mạnh, room tín dụng được cấp thêm sẽ hướng vào các lĩnh vực theo định hướng của Chính phủ và NHNN. Còn với bất động sản, việc cho vay sẽ tiếp tục hạn chế hoặc nếu có chỉ là thực hiện những hợp đồng đã cam kết cấp tín dụng từ trước.
 
Tại Vietcombank, sau khi được NHNN cho phép tăng thêm 2,7% dư nợ tín dụng tối đa, đại diện Vietcombank cho biết ngân hàng sẽ tiếp tục tăng cấp tín dụng vào những lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu của nền kinh tế, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ…
 
Tương tự tại MB, với mức cấp thêm là 3,2%, tương đương với 12.000 tỷ đồng, ông Nguyễn Thành Trung, Thành viên Ban điều hành cho biết, MB định hướng trong vòng 1 tháng tới, khoảng 90% sẽ được phân bổ về cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là mảng có nhu cầu vay vốn rất lớn trong 2 tháng qua.
 
Ngoài ra, đại diện MB cho biết, ngân hàng cũng quan tâm đến mảng cho vay tiêu dùng, cho vay bán lẻ để kích thích tiêu dùng, chi tiêu của người dân, tạo sức tiêu thụ của doanh nghiệp.
 
Trong khi đó, với tiêu chí là ngân hàng bán lẻ, việc được nới room tín dụng thêm 3%, ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng Giám đốc VIB cho biết: “Ngân hàng sẽ tập trung vào ngân hàng bán lẻ, hỗ trợ cho người dân mua nhà để ở, mua xe để đi, tăng trưởng mảng thẻ tín dụng. Chúng tôi cũng quan tâm đến các mảng danh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics”.
 
Room hạn hẹp, khách hàng lo khó vay vốn
 
Mặc dù việc nới thêm room tín dụng so với nhu cầu và đề nghị của các ngân hàng còn thấp, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh lạm phát hiện nay, cơ quan quản lý không thể tăng mục tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn ngành.
 
Tại họp báo Chính phủ mới đây, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cũng cho biết, ngay từ đầu năm, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đã được đưa ra. Trong đó, mục tiêu là duy trì tỷ lệ lạm phát dưới 4%, tăng trưởng GDP từ 6-6,5%, từ các chỉ tiêu này, NHNN đã tính toán, cân nhắc và đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 14%.
 
“Kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ cao nhất trong giai đoạn hiện tại. Vì vậy, NHNN kiên định với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là 14%”, ông Tú cho hay.
 
Tín dụng hiện đã tăng khoảng 9,9% so với cuối năm 2021. Với chỉ tiêu điều hành cả năm ở mức 14%, ước tính sẽ có thêm khoảng 400.000 tỷ đồng vốn nữa sẽ được cho vay. Tuy nhiên, quy mô gói tín dụng hỗ trợ lãi suất 2%/năm được giải ngân trong năm nay dự kiến khoảng 500.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ được hỗ trợ lãi suất mới chỉ đạt khoảng 4.300 tỷ đồng;
 
Từ con số này để thấy nguồn vốn còn lại của năm nay thấp hơn quy mô tín dụng dự kiến của gói hỗ trợ cấp bù tính theo năm. Như vậy, ngân hàng có thể phải hạn chế một phần vốn cho nhóm không thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất. Vì vậy, nhiều khách hàng lo lắng nếu không thuộc đối tượng gói hỗ trợ lãi suất 2% sẽ khó vay được vốn.
 
Chị Quỳnh Thư (Hà Nội) chia sẻ: “Sau nhiều năm ở nhà thuê, hiện nay tôi có nhu cầu mua nhà. Nhưng gia đình tôi vẫn phải vay ngân hàng thêm 300 triệu đồng. Tuy nhiên, khi liên hệ với một ngân hàng thương mại, nhân viên tín dụng cho biết hồ sơ vay mua nhà ở của người dân đang chồng chất, nên rất khó có thể giải ngân ở thời điểm này”.
 
Thực tế, chính sách vốn cho bất động sản đã được NHNN khẳng định kiểm soát chặt ở một vài phân khúc, dự án có tính rủi ro cao, người dân vay để đầu cơ... Nhưng không có nghĩa hạn chế tín dụng với bất động sản của chủ đầu tư uy tín, lành mạnh, dự án có giá trị, đáp ứng nhu cầu đầu tư, an cư.
 
Theo một chuyên gia, làm sao để kiểm soát tỷ lệ dư nợ tín dụng bất động sản ở mức dưới 23% - ngưỡng mà lĩnh vực này hiện đã chạm tới, mà lại cũng đáp ứng nhu cầu vay phù hợp như vậy, hay vừa đẩy vốn hỗ trợ 2% như "ưu tiên 1", vừa đáp ứng nhu cầu vốn chung trong hạn mức hẹp, là bài toán rất khó hiện nay của các ngân hàng.