• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,82 -5,50/-0,44%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,82   -5,50/-0,44%  |   HNX-INDEX   226,69   -0,17/-0,07%  |   UPCOM-INDEX   92,39   -0,01/-0,01%  |   VN30   1.301,95   -8,51/-0,65%  |   HNX30   486,55   -1,02/-0,21%
13 Tháng Mười Một 2024 8:08:13 SA - Mở cửa
Tăng trưởng xuất khẩu dệt may cao nhất trong hơn 10 năm
Nguồn tin: Báo Hải quan | 21/09/2022 7:50:00 SA
Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), trong 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may khoảng 30,2 tỷ USD, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong hơn 10 năm qua.
 
https://fireant.vn/dashboard
 
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết: từ trước đến nay, dệt may chỉ đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 50% thì 8 tháng đầu năm nay đạt tỷ lệ nội địa hóa là 57%, đạt gần mục tiêu 60% của năm 2025.
 
Trong các nước xuất khẩu dệt may, Việt Nam là nước có chính sách mở cửa hoạt động bình thường sớm nhất so với Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc. Vì vậy, 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam tận dụng được cơ hội này rất lớn, đơn hàng dồi dào, kết quả kinh doanh tốt, hiệu quả cao.
 
Tuy nhiên đến nay, những dư địa chính sách đã thực hiện sớm đem lại lợi ích cho ngành dệt may và các ngành xuất khẩu khác của Việt Nam, các quốc gia khác cũng đã áp dụng. Các nước cũng đã mở cửa, trở lại sản xuất bình thường, triển khai các biện pháp hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp như ở Bangladesh, Ấn Độ…
 
Trong khi đó, thị trường thế giới lại diễn ra xu thế ngược lại, đột nhiên trở nên “lạnh”. Cầu của thế giới giảm mạnh do kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát tăng cao.
 
“Nếu trong 8 tháng đầu năm, bình quân mỗi tháng dệt may Việt Nam có thể xuất 3,7-3,8 tỷ USD thì dự kiến 4 tháng cuối năm, trị giá xuất khẩu bình quân chỉ đạt khoảng 3,1-3,2 tỷ USD. Dự báo, 4 tháng cuối năm 2022 và xu hướng năm 2023 thị trường khá trầm lắng”, ông Lê Tiến Trường nói.