• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,62 +3,51/+0,28%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:54:59 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,62   +3,51/+0,28%  |   HNX-INDEX   222,67   +0,19/+0,09%  |   UPCOM-INDEX   93,14   +0,03/+0,03%  |   VN30   1.318,12   +4,64/+0,35%  |   HNX30   463,03   +0,84/+0,18%
20 Tháng Giêng 2025 11:01:19 SA - Mở cửa
Nhìn lại chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất TP.HCM
Nguồn tin: Nhà đầu tư | 03/09/2022 2:45:00 CH
Sau 30 năm xây dựng và phát triển, các khu chế xuất, khu công nghiệp ở TP.HCM đã đóng góp lớn vào nền kinh tế, những thành tự nhất định. Song, tại các khu này vẫn còn đó những bất cập như: tính hấp dẫn giảm, dự án có quy mô vốn nhỏ, cơ chế chính sách…
 
Một chặng đường dài với nhiều thành tựu
 
Năm 1991, TP.HCM đánh dấu bước đầu tiên phát triển khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) với dự án xây dựng KCX Tân Thuận. Tiếp theo đó là KCX Linh Trung, rồi lần lượt hình thành các KCN ở các quận, huyện vùng ven thành phố.
 
Sau 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay TP.HCM đã có 3 KCX và 16 KCN được thành lập với tổng diện tích 4.532 ha. Các KCX, KCN được hình thành nhằm thực hiện 5 mục tiêu kinh tế của Chính phủ đề ra thể hiện việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; giải quyết việc làm; du nhập kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến; tăng năng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ và góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của TP.HCM phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa các vùng ngoại thành.
 
Ban quản lý các KCX và CN TP.HCM (Hepza) được thành lập từ năm 1992 nhằm giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước có các dự án đầu tư trong KCX - KCN được hoạt động thuận lợi và phát triển.
 
 
Chú thích ảnh: Các KCX, KCN ở TP.HCM đang chuyển đổi sang mô hình sản xuất công nghệ cao, giảm thâm dụng lao động, hình thành môi trường sản xuất sinh thái, tạo giá trị kinh tế bền vững. Ảnh: KCX Tân Thuận
 
Tính đến tháng 5/2022, tại các KCX, KCN có 1.669 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 12.272 triệu USD. Trong đó, dự án có vốn đầu tư nước ngoài là 545 dự án, vốn đầu tư đăng ký 6.858 triệu USD; dự án có vốn đầu tư trong nước là 1.124 dự án, vốn đầu tư đăng ký 5,413 triệu USD.
 
Các dự án đầu tư đa dạng về ngành nghề, quy mô và trình độ công nghệ. Các ngành nghề chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao là điện tử - viễn thông - tin học (16,47%), dịch vụ (15,54%), cơ khí (15,16%), hóa chất - nhựa - cao su (11,97%), dệt may (11,32%), thực phẩm (9,81%).
 
Nhiều quốc gia đầu tư vào KCX, KCN, trong đó Singapore có vốn đầu tư cao nhất, chiếm tỷ trọng 23,82% (1.635,5 triệu USD), kế đến là Nhật Bản chiếm 22,84% (1.568,49 USD), British Virgin Islands chiếm 9,46% (649,76 triệu USD)…
 
Theo định hướng của Hepza, các KCX, KCN tại TP.HCM đến năm 2025 là chuyển dần sang KCN xanh, sạch và KCN ứng dụng công nghệ cao; xây dựng các KCN mới theo hướng phát triển các ngành công nghệ cao và thu hút đầu tư vào 4 ngành công nghiệp trọng yếu có hàm lượng công nghệ cao, bao gồm: Cơ khí, điện tử - tin học, hóa chất và chế biến lương thực - thực phẩm và các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ 4 ngành công nghiệp trọng yếu.
 
Trong khi đó, để phát triển KCX, KCN trong thời gian tới, UBND TP.HCM cho rằng cần triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch KCN; đổi mới mô hình KCX, KCN hiện tại và phát triển một số mô hình KCN theo hướng sinh thái, hiệu quả cao hơn; nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư; đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCX-KCN…
 
Nhưng còn đó hạn chế
 
Trưởng ban Hepza Hứa Quốc Hưng cho biết, theo quy hoạch đến năm 2020, TP.HCM có 23 KCX, KCN với tổng diện tích là 5.921,15 ha. Tuy nhiên, đến nay TP.HCM chỉ có 19 KCX, KCN với tổng diện tích 4.546,14 ha, chiếm 76,78% quy mô diện tích quy hoạch dự kiến dành cho các KCX, KCN. Trong đó, có 17 KCX, KCN đang hoạt động với tổng diện tích là 3.791,84 ha, chiếm 64,04%; diện tích đất xây dựng xí nghiệp, công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 72%.
 
Các KCN đã có quyết định thành lập nhưng chưa triển khai gồm: Phong Phú, Lê Minh Xuân 2, Lê Minh Xuân mở rộng, Tây Bắc Củ Chi mở rộng, Vĩnh Lộc mở rộng; KCN có trong danh mục quy hoạch KCN nhưng chưa được thành lập gồm: Vĩnh Lộc 3, Hiệp Phước giai đoạn 3.
 
Các KCN trình Thủ tướng Chính phủ đưa ra khỏi danh mục quy hoạch KCN gồm: Bàu Đừng, Xuân Thới Thượng và Phước Hiệp; KCN trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào danh mục quy hoạch KCN gồm: Phạm Văn Hai, diện tích 668 ha (ở huyện Bình Chánh).
 
Theo ông Hưng, hiện nay, khó khăn, vướng mắc của KCN là chưa hoàn tất bồi thường, giải phóng mặt bằng, dẫn đến đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp, cây xanh, giao thông... chưa hoàn chỉnh theo quy hoạch, đầu tư hạ tầng chưa đồng bộ, kéo dài thời gian triển khai dự án.
 
Đồng thời, việc chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng dẫn đến chủ đầu tư hạ tầng các KCN không thể thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai cả cho phần diện tích đã hoàn tất giải tỏa (thủ tục thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), nên chưa thể tiếp nhận các dự án đầu tư vào khu vực đất này, gây lãng phí quỹ đất không được khai thác.
 
Bên cạnh đó, trải qua đợt đại dịch COVID-19, đến nay các doanh nghiệp đều phục hồi và từng bước ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp chủ yếu vẫn là thị trường và nguồn vốn đầu tư phát triển để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực…
 
Trong khi đó, UBND TP.HCM đánh giá chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư vào các KCN, KCX của TP.HCM chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo chiều sâu.
 
Cụ thể, trước đây, các KCX, KCN ở TP.HCM chưa có sự chọn lọc đầu tư. Các quy định về môi trường, công nghệ chưa chặt chẽ, nên tiêu chí lấp đầy các KCN, KCX được đặt lên hàng đầu để giải quyết tình trạng lao động thất nghiệp, tiếp cận với công nghệ, nguồn vốn và trình độ quản lý từ nước ngoài.
 
Do đó, trong giai đoạn đầu phát triển, đa số dự án đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX của TP.HCM chủ yếu sản xuất gia công, thâm dụng lao động, giá trị gia tăng của sản phấm thấp.
 
Từ năm 2004 đến nay, các KCN, KCX đã tập trung thu hút đầu tư vào những ngành có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, tập trung vào 4 ngành công nghiệp trọng điểm và các ngành công nghiệp hỗ trợ theo chủ trương của địa phương.
 
Dẫu vậy, UBND TP.HCM nhìn nhận, kết quả thu hút đầu tư vào các KCN, KCX chưa có đột phá, chưa thu hút được dự án đầu tư lớn có tính chất lan tỏa. Đa số dự án đầu tư có quy mô vốn nhỏ, số dự án có công nghệ tiên tiến, hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng cao chiếm tỷ lệ còn thấp.
 
Theo UBND TP.HCM, có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là tính hấp dẫn của KCN, KCX giảm về mọi mặt, như chính sách ưu đãi, kết cấu hạ tầng, giá cho thuê lại đất… Đồng thời quỹ đất thu hút đầu tư vào KCN, KCX ngày càng thu hẹp. Các KCN mới đã thành lập, nhưng chậm triển khai do vướng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất triển khai dự án và các vấn đề pháp lý của chủ đầu tư. Một số KCN đã có trong danh mục quy hoạch KCN, nhưng chậm được thành lập. Việc phát triển thêm các KCN ngoài quy hoạch gặp nhiều khó khăn về thủ tục và thời gian.
 
Ngoài ra, các KCN, KCX cũng đang rất thiếu nguồn nhân lực lao động. Nguyên nhân là người lao động nhập cư trở về quê để làm việc tại các KCN ở địa phương hoặc chuyển sang làm việc trong lĩnh vực khác. Đối với lao động kỹ thuật, chương trình giảng dạy còn mang nặng tính lý thuyết, chậm đổi mới, nội dung đào tạo chưa gắn với nhu cầu. Dẫn đến, nhiều lao động dù đã được đào tạo qua trường lớp, nhưng khi được tuyển dụng, doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại.