• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 11:27:29 CH - Mở cửa
Cổ phiếu dầu khí có gì ‘hút’ quỹ ngoại Dragon Capital?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 10/01/2023 8:40:30 SA
Kỳ vọng dự án Lô B - Ô Môn sẽ sớm được thúc đẩy đã góp phần giúp nhóm cổ phiếu dầu khí, nhất là những cổ phiếu hưởng lợi có diễn biến tích cực trong thời gian gần đây. Điều này được cho là yếu tố khiến nhóm quỹ ngoại Dragon Capital liên tục nâng sở hữu tại một số doanh nghiệp dầu khí, mặc dù những doanh nghiệp này kinh doanh kém "sáng".
 
Sau giai đoạn bán ra, Dragon Capital quay lại tiếp tục xu hướng mua vào để nâng sở hữu tại Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, mã: PVD) lên 11,19% vốn điều lệ.
 
Mua vào dù doanh nghiệp kinh doanh kém khả quan
 
Trước đó, ngày 31/10/2022, nhóm Dragon Capital đã mua vào 1,66 triệu cổ phiếu PVD; ngày 9/11/2022 mua thêm 1,1 triệu cổ phiếu PVD; ngày 17/11/2022 mua ròng 600.000 cổ phiếu. Ngày 18/11/2022, nhóm Dragon Capital lại bán ra 1.147.300 cổ phiếu PVD; và ngày 30/11 mua ròng 900.000 cổ phiếu PVD.

 
Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn mang tới kỳ vọng cho nhóm cổ phiếu dầu khí trong năm 2023. (Ảnh: Int)
 
Động thái của nhóm quỹ ngoại diễn ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này không được khả quan. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, PV Drilling ghi nhận doanh thu đạt 3.923,44 tỷ đồng, tăng 47,4% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 201,66 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 13,15 tỷ đồng, tức tăng lỗ thêm 188,51 tỷ đồng.
 
Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm 2022, PV Drilling ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 278,2 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 616,4 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 783,7 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 214,7 tỷ đồng.
 
Được biết, trước đó năm 2021, PV Drilling cũng ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm 376,4 tỷ đồng. Như vậy, nếu quý IV không có đột biến đảo ngược dòng tiền, công ty sẽ có 2 năm liên tiếp dòng tiền kinh doanh âm.
 
Mặt khác, đầu năm 2023, HoSE tiếp tục đưa cổ phiếu PVD vào danh sách cổ phiếu không được cấp margin do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2022 là số âm.
 
Một mã cổ phiếu dầu khí khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh giảm sút nhưng Dragon Capital vẫn không tiếc tiền mua vào, đó là cổ phiếu PVS của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), để nâng sở hữu lên 6,15% vốn điều lệ.
 
Trước đó, ngày 24/11, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital đã mua vào 1,4 triệu cổ phiếu PVS. Trong đó, quỹ CTBC Vietnam Equity Fund mua vào 1 triệu cổ phiếu PVS; Norges Bank mua vào 300.000 cổ phiếu PVS; và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) mua vào 100.000 cổ phiếu PVS.
 
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2022, PTSC ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 193,01 tỷ đồng, giảm 19,7% so với cùng kỳ.
 
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý III, công ty tiếp tục ghi nhận lỗ 6,12 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 22,06 tỷ đồng.
 
Được biết, trước đó, hoạt động kinh doanh cốt lõi của PTSC cũng liên tục âm. Cụ thể, năm 2020 ghi nhận âm 280,8 tỷ đồng và năm 2021 ghi nhận âm 120,6 tỷ đồng.
 
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, PTSC ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 453,63 tỷ đồng, giảm 21,2% so với cùng kỳ năm trước.
 
Hưởng lợi từ siêu dự án Lô B - Ô Môn
 
Trong báo cáo triển vọng ngành dầu khí năm 2023, Chứng khoán VnDirect cho rằng, ít có khả năng thị trường rơi vào tình trạng dư cung do những lo ngại về nhu cầu tiêu thụ chậm lại có thể được xoa dịu bởi những động thái từ phía nguồn cung (đặc biệt là từ OPEC+), hỗ trợ giá dầu duy trì ở mức cao trong năm tới. Về cơ bản, kỳ vọng giá dầu Brent trung bình sẽ đạt khoảng 90 USD/thùng vào năm 2023.
 
Trong nước, đối với nhóm thượng nguồn, Luật Dầu khí sửa đổi được thông qua vào tháng 11/2022 sẽ là khung pháp lý tổng quát cho ngành dầu khí, giảm bớt sự chồng chéo giữa các luật trong hoạt động dầu khí. Mặc dù cần có thêm các điều khoản và hướng dẫn chi tiết hơn, việc thông qua Luật Dầu khí sửa đổi là rất quan trọng, giúp tạo hành lang pháp lý thông suốt cho các nhà đầu tư và tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.
 
Trong khi tiếp tục chờ đợi sự khởi động của các dự án dầu khí lớn, Chứng khoán VnDirect nhận định, tiềm năng sẽ đến từ một số dự án quy mô nhỏ, và đặc biệt là từ siêu dự án Lô B – Ô Môn.
 
Trong báo cáo Chính phủ, Bộ Công Thương cho biết, sau các cuộc họp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), về cơ bản, vướng mắc của chuỗi dự án khí - điện Lô B đã được giải quyết, trong đó có dự án mỏ khí lô B - dự án trọng điểm cung ứng khí cho sản xuất điện ở phía Nam.
 
Ông Trương Quang Bình, Phó giám đốc Nghiên cứu, Khối Khách hàng tổ chức, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định, khi dự án trên được thúc đẩy sẽ giúp PV Drilling và PTSC có nhiều việc làm. Bởi lẽ, trong một dự án dầu khí, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thượng nguồn thực hiện phần thăm dò, khai thác mỏ luôn đi đầu và hưởng lợi trước tiên trong chuỗi giá trị. Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PVGas, mã GAS) cũng sẽ hưởng lợi theo hướng nguồn khí tăng lên, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu điện - đạm.
 
Ngoài ra, Chứng khoán VnDirect cũng đánh giá cổ phiếu Công ty cổ phần Bọc ống Dầu khí Việt Nam (PVB) và Công ty cổ phần Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PXS) cũng được hưởng lợi.
 
Chứng khoán Mirae Asset dự báo, PV Drilling sẽ ghi nhận khoảng 100 tỷ đồng lãi ròng trong quý IV/2022, làm giảm mức lỗ lũy kế trong 9 tháng đầu năm. Đối với PTSC, doanh nghiệp này đang sở hữu và quản lý 19 tàu dịch vụ dầu khí. Bên cạnh đó, PTSC là nhà thầu EPC (thiết kế - mua sắm thiết bị - xây dựng, vận hành) cho các công trình dầu khí ngoài khơi như giàn khoan, giàn đầu giếng…, đóng góp 50 - 60% tổng doanh thu. Cũng giống như PV Drilling, PTSC được kỳ vọng sẽ có nhiều cơ hội việc làm từ dự án Lô B - Ô Môn.
 
Thực tế, trên sàn chứng khoán, sau thời gian im ắng, nhóm cổ phiếu dầu khí được đánh giá là hưởng lợi từ siêu dự án Lô B - Ô Môn đã ghi nhận tín hiệu tích cực từ nửa cuối tháng 11/2022 đến nay.
 
Cụ thể, từ phiên 21/11 đến chốt phiên 9/1, cổ phiếu PVD tăng từ 13.000 đồng/cp lên 18.650 đồng/cp ; cổ phiếu PVS tăng từ 18.600 đồng/cp lên 22.800 đồng/cp; cổ phiếu PVB tăng từ 10.200 đồng/cp lên 12.200 đồng/cp ; cổ phiếu PXS tăng từ 3.200 đồng/cp lên 3.700 đồng/cp. Riêng cổ phiếu GAS không tăng, nhưng trước đó không giảm giá mạnh như nhiều mã khác, hiện đang giao dịch ở mức 104.500 đồng/cp.