• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
09 Tháng Mười Một 2024 3:03:08 SA - Mở cửa
Thách thức vẫn bủa vây cổ phiếu dệt may?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 18/01/2023 8:49:23 SA
Trải qua năm 2022 “đầu xuôi nhưng đuôi không lọt”, thị giá cổ phiếu ngành dệt may cũng “cài số lùi”. Nhìn sang năm 2023, dự báo giá cổ phiếu nhóm ngành này còn tiếp tục giảm do lợi nhuận đã đạt đỉnh.
 
Thống kê cho thấy, năm 2022, thị giá cổ phiếu toàn ngành dệt may đã giảm 41%, thấp hơn 10,3% so với đà giảm của chỉ số VN-Index. So với đầu năm, các cổ phiếu ghi nhận kết quả kém khả quan nhất gồm: NDT của Dệt may Nam Định (-70%), ADS của Damsan (-68%), GIL của Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (-64%), VGT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (-60%) và TNG của Đầu tư thương mại TNG (-52%).
 
Đầu xuôi nhưng đuôi... không lọt
 
Năm 2022 có thể được mô tả như một năm "đầu xuôi nhưng đuôi không lọt" đối với ngành dệt may cũng như cổ phiếu nhóm ngành này. Sau khi ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong nửa đầu năm 2022 nhờ sự bùng nổ của nhu cầu bị dồn nén (doanh thu hàng không xa xỉ toàn cầu tăng 11% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2022), từ giai đoạn quý III/2022 trở đi, ngành dệt may bước vào giai đoạn khó khăn do căng thẳng địa chính trị, lạm phát không ngừng tăng và tâm lý người tiêu dùng trên thế giới sụt giảm.

 
Năm 2022, thị giá cổ phiếu toàn ngành dệt may đã giảm 41%, thấp hơn 10,3% so với đà giảm của chỉ số VN-Index. (Ảnh: Int)
 
Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2022 ước đạt 42 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ và 11% so với năm 2019. Trong 9 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu toàn ngành đã đạt 35 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ, là mức tăng trưởng cao kỷ lục trong 10 năm qua. Thế nhưng, xu hướng nhanh chóng đảo ngược trong tháng 10/2022, khi kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên giảm so với cùng kỳ (giảm 3%), sau khi có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong tháng 9/2022 (tăng 12% so với cùng kỳ so với mức tăng 39% so với cùng kỳ vào tháng 8/2022). Xuất khẩu sợi là mặt hàng đầu tiên giảm trong tháng 7/2022 (giảm 162% so với cùng kỳ), sau khi giá bông toàn cầu giảm mạnh vào cuối tháng 6/2022 (giảm 30% so với mức đỉnh). Giá trị xuất khẩu hàng may mặc ghi nhận mức giảm 4% so với cùng kỳ trong tháng 11/2022, đi cùng với diễn biến nhu cầu toàn cầu suy yếu.
 
Thực tế, doanh nghiệp may mặc có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng quý giảm tốc, trong đó Xuất nhập khẩu Bình Thạnh hoàn toàn không ghi nhận các đơn đặt hàng của Amazon từ quý III/2022 (trước đó thường chiếm hơn 80% doanh thu của công ty), đồng thời cổ phiếu của doanh nghiệp này cũng cho thấy tốc độ giảm đáng kể hơn so với các cổ phiếu khác trong cùng nhóm ngành.
 
Trong khi đó, cổ phiếu các công ty sợi như NDTADS rất nhạy cảm với việc giá bông giảm mạnh trong nửa cuối năm 2022, bởi việc này gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp.
 
Theo chia sẻ của ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), từ tháng 8/2022, thị trường đã có dấu hiệu xấu đi và từ tháng 9, thị trường dệt may đã đổi chiều đi xuống. Trong những tháng đầu quý IV/2022, các doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn khi thị trường sợi gần như không có thanh khoản, thị trường may có cầu giảm mạnh, thông tin báo lỗ từ các đơn vị liên tục được đưa về, đặc biệt là các đơn vị sợi.
 
"Điều này phần nào khiến kết quả hoạt động của một số đơn vị trong Tập đoàn chững lại", Tổng giám đốc Vinatex thông tin.
 
Định giá cổ phiếu ngành có thể giảm nữa
 
Sang năm 2023, giới phân tích nhìn nhận, áp lực lạm phát sẽ là yếu tố chủ yếu tiếp tục tạo thách thức đối với thị trường dệt may.
 
McKinsey dự báo, doanh thu hàng thời trang cao cấp trên toàn cầu sẽ tăng 5~10% so với cùng kỳ, trong khi phần còn lại của thị trường sẽ giảm 3% so với cùng kỳ. Ngoài sự khác biệt giữa thời trang cao cấp và các phân khúc khác trong ngành dệt may, sự khác biệt giữa các vùng cũng sẽ được thể hiện rõ. Nền kinh tế Mỹ, mặc dù dự kiến sẽ chậm lại, nhưng được dự báo vẫn sẽ là thị trường có quy mô lớn hơn các nền kinh tế lớn khác.
 
Quá trình xử lý giảm lượng hàng tồn kho đã được tiến hành tại các nhà bán lẻ lớn, diễn biến tích cực nhất được ghi nhận tại các doanh nghiệp kinh doanh đồ thể thao. Tuy nhiên, dữ liệu từ Mỹ vẫn cho thấy mức tồn kho cao trong toàn ngành dự kiến sẽ kéo dài đến quý II/2023. Các đơn đặt hàng sẽ bắt đầu tăng tốc (theo quý) trong quý III/2023, mặc dù triển vọng tăng trưởng lợi nhuận (theo năm) vẫn không chắc chắn trong nửa cuối năm 2023.
 
Còn Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) dự báo, giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sẽ đạt 45~47 tỷ USD (tăng 7~11% so với cùng kỳ) trong năm 2023. Tuy nhiên, mục tiêu này khá thách thức do phân ngành sợi đã bắt đầu ghi nhận mức lỗ trong quý IV/2022 và Vinatex cũng dự báo đơn hàng may mặc sẽ giảm 25% so với cùng kỳ trong năm 2023.
 
Bên cạnh đó, chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu và tiêu dùng nói chung được dự báo cũng sẽ giảm đi; đồng thời, doanh thu bán lẻ sẽ được thúc đẩy bởi các chương trình khuyến mãi và giảm giá. Cho nên, tỷ suất lợi nhuận gộp của toàn bộ chuỗi giá trị sẽ chịu áp lực, trong đó các nhà sản xuất sợi và hàng may mặc trong nước dễ bị tổn thương nhất do giá bán trung bình thấp hơn.
 
Trong khi đó, áp lực từ chi phí nguyên vật liệu đối với các nhà sản xuất đã giảm bớt do giá bông và giá dầu đã giảm đáng kể từ quý II/2022 và chi phí vải giảm sẽ bù đắp một phần giá bán trung bình thấp hơn, nhưng SSI Research vẫn dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp tổng thể của ngành dệt may sẽ giảm do năng lực đàm phán của các nhà sản xuất trong nước thấp hơn so với các nhà bán lẻ (đặc biệt là trong giai đoạn nhu cầu yếu) và lương cơ bản dự kiến sẽ tăng 20% so với cùng kỳ. Với lãi suất dự kiến sẽ duy trì ở mức cao trong suốt cả năm, chi phí tài chính tăng cao có thể sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ròng, đặc biệt đối với những công ty có tỷ lệ đòn bẩy cao như TNG.
 
Đánh giá về cổ phiếu ngành dệt may, SSI Research cho rằng, định giá có thể giảm xuống mức P/E thấp nhất trong lịch sử của ngành, ở mức khoảng 4~5x như trong giai đoạn 2010~2012, cũng do suy thoái kinh tế toàn cầu cho đến quý III/2023. Vì lợi nhuận của hầu hết các công ty đã đạt đỉnh trong quý III/2022 (về giá trị tuyệt đối), dự báo tăng trưởng lợi nhuận sẽ giảm mạnh nhất trong quý III/2023 và định giá sẽ dần phục hồi về mức P/E trung bình lịch sử của ngành là 8 lần, vì các dấu hiệu phục hồi sẽ xuất hiện từ quý IV/2023.
 
"Trong 10 năm qua, các cổ phiếu dệt may được giao dịch ở mức P/E trung bình là 8x. Năm nay, toàn bộ ngành đã bị giảm định giá từ 14x vào đầu năm xuống 6x sau khi ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận không khả quan trong năm 2022 cũng như triển vọng tiếp tục tiêu cực cho năm 2023. Mức định giá thấp nhất trong lịch sử của ngành ở mức 5x trong giai đoạn 2010~2011 và 2020, điều này chỉ ra rằng định giá cổ phiếu của ngành có thể giảm hơn nữa trong thời gian tới, thời điểm mà các công ty dự kiến sẽ ghi nhận lợi nhuận giảm vào năm 2023", SSI Research chỉ rõ.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức