• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.234,70 +6,60/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.234,70   +6,60/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,25   +0,96/+0,43%  |   UPCOM-INDEX   91,82   +0,12/+0,13%  |   VN30   1.291,94   +5,87/+0,46%  |   HNX30   471,74   +3,77/+0,81%
25 Tháng Mười Một 2024 9:53:04 CH - Mở cửa
GS. Đặng Hùng Võ: “Miếng bánh” 10% quỹ đất dự án làm biệt thự, khu nghỉ dưỡng đang làm bùng nổ sân golf
Nguồn tin: Tạp chí Nhịp sống thị trường | 12/10/2023 11:30:06 SA
Theo GS. Đặng Hùng Võ, việc nở rộ các sân golf trên cả nước thời gian qua không thể không nhắc đến sự hấp dẫn của “miếng bánh” 10% quỹ đất dự án sân golf làm biệt thự, khu nghỉ dưỡng.
 
 
GS.TSKH Đặng Hùng Võ, Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
 
Nhận định về việc số lượng các dự án sân golf đang phát triển “nóng” thời gian qua cũng như ngày càng có nhiều địa phương đã công khai tham vọng trở thành “thủ phủ” sân golf, GS.TSKH Đặng Hùng Võ, Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng việc mở rộng thêm các sân golf mới cần phải tính tới các phương án khác về môi trường, quỹ đất hay việc nhà đầu tư lách luật, tận dụng 10% quỹ đất để xây biệt thự, khu nghỉ dưỡng trong sân.

 
Các sản phẩm BĐS sân golf ngày càng xuất hiện nhiều với mức giá không hề rẻ. Ảnh minh họa, nguồn - Int
 
Quỹ đất 10% dự án sân Golf làm bất động sản rất hấp dẫn
 
Theo GS. Đặng Hùng Võ, thời gian qua, nhiều sân golf tại Việt Nam được xây dựng không chỉ dành riêng cho những người chơi môn thể thao này mà trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp với những dịch vụ đẳng cấp khác tạo ra hệ sinh thái hoàn chỉnh, mở ra tiềm năng lớn để phát triển mạnh cho loại hình bất động sản nghỉ dưỡng sân golf.
 
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích trước mắt, theo GS. Đặng Hùng Võ cần có sự tiếp cận thấu đáo hơn với sự phát triển ồ ạt các sân golf thời gian qua khi có một thực tế đáng báo động là thời gian vừa qua có nhiều chủ đầu tư sân golf lạm dụng xin dự án để lách luật kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng. Nguồn thu từ bất động sản “ăn theo” sân golf thực chất là nguồn lợi chính của nhà đầu tư.
 
Về nghịch lý là vẫn có rất nhiều nhà đầu tư “bia kèm lạc” khi xin đầu tư dự án sân golf kết hợp nghỉ dưỡng, bất động sản, theo GS. Võ có thể lý giải rằng đa số dự án sân golf đều có diện tích rất lớn, trước mắt giá trị kinh tế nhà đầu tư thu lại có thể chưa cao, song, cùng với thời gian, bất động sản sẽ tăng và mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao hơn nhiều cho nhà đầu tư so với sân golf.
 
Từ thực tế trên, theo GS. Võ, trong việc phát triển sân golf hiện nay, cần phải cân nhắc câu chuyện lợi ích riêng về đất đai và câu chuyện thu lợi nhuận từ du lịch có thực sự cân bằng hay không. Nếu kiểm soát không chặt thì địa phương cũng không thu được lợi ích gì.
 
Động lực nào làm “bùng nổ” sân golf
 
Lý giải về sự “bùng nổ” của các dự án sân golf trên cả nước thời gian qua, theo GS. Võ, nguyên nhân một phần bắt nguồn từ các quy định tại Nghị định số 52/2020/NĐ-CP về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf.
 
“Có thể nói, sau khi Nghị định số 52/2020/NĐ-CP về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2020, đã có nhiều địa phương, doanh nghiệp lợi dụng một số quy định chưa chặt chẽ”, GS. Đặng Hùng Võ nhận định.
 
Lý giải thêm, GS. Võ nhấn mạnh, một trong những quy định về nguyên tắc đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf dễ “lách” là: Hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, dịch vụ, du lịch, thể thao; đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa hình thức vui chơi, giải trí, phát triển thể lực, sức khỏe cộng đồng. Dựa vào điểm này, nhiều địa phương đã kiến nghị Chính phủ cho cấp phép đầu tư dự án sân golf mà không tính toán tới các vấn đề khác như môi trường, quỹ đất…
 
“Bên cạnh đó, Nghị định 52 cho phép chủ dự án golf dùng 10% tổng diện tích đất xây dựng các công trình phục vụ hoạt động sân golf. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa phần các chủ đầu tư golf tận dụng kẻ hỡ này để xây khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng phục vụ mục đích kinh doanh”, GS. Đặng Hùng Võ nhận định.
 
Pháp lý nào cho bất động sản “nép” sân golf
 
Về tính pháp lý của các sản phẩm bất động sản “bia kèm lạc” tại các sân golf, theo GS. Võ, hầu hết các dự án sân golf và bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay, xét về quy hoạch, đều không hình thành nên đơn vị ở hay đơn vị dân cư, nghĩa là đơn thuần chỉ thuộc quy hoạch du lịch. Do đó các dự án bất động sản cùng sân golf không có thời hạn sử dụng lâu dài. Các chủ đầu tư thường thuê đất trả tiền hằng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho suốt thời gian thuê.
 
Với nguồn gốc hình thành như trên, theo GS. Võ, người mua các sản phẩm bất động sản này không sở hữu tài sản như đối với nhà ở thông thường được.
 
“Nhiều chủ đầu tư sử dụng 10% quỹ đất dịch vụ cho sân golf cho việc xây khách sạn, biệt thự để bán và kinh doanh không đúng quy định, thậm chí còn có bán cả condotel trong dự án sân golf”, GS. Đặng Hùng Võ thông tin.
 
Theo thống kê, tới cuối năm 2019, Việt Nam có 78 sân golf, đến năm 2023 là 80 sân và đến 2025 con số này dự kiến sẽ tăng lên 200. Sau khi Nghị định số 52/2020/NĐ-CP về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2020 đã mở ra tạo ra một cơ hội mới giúp ngành golf nới "chiếc vòng kim cô" mang tên quy hoạch, từ đó tạo điều kiện cho ngành này phát triển nhanh chóng.