• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
22 Tháng Mười Một 2024 4:02:23 CH - Mở cửa
Nền kinh tế Mỹ đã vượt qua châu Âu như thế nào?
Nguồn tin: Vietnam+ | 26/10/2023 2:38:27 CH
 Sự hỗ trợ hào phóng của Mỹ đã giúp thúc đẩy sự phục hồi trong chi tiêu của người tiêu dùng, trở thành lý do chính khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này rất mạnh mẽ.
 
 
Bất chấp các khó khăn, Mỹ vẫn giữ vị trí là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ảnh: TTXVN/REUTERS
 
Báo Financial Times (FT) nhận định xu hướng rõ ràng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và được củng cố trong đại dịch COVID-19 đó là nền kinh tế Mỹ đã vượt qua châu Âu, được dự báo sẽ tiếp diễn đến năm 2024 và thậm chí xa hơn nữa.
 
Tuần trước, trong Hội nghị mùa Thu 2023 của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ở Marrakech, Maroc, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra nhận định rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu toàn cầu, dự kiến tăng trưởng 1,5% trong năm tới. Trong khi, dự báo tăng trưởng kinh tế của IMF đối với Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và Anh lần lượt là 1,2% và 0,6%.
Đâu là nguyên nhân lý giải cho sự khác biệt ngày càng lớn giữa hai khu vực giàu có nhất thế giới, khi Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ gần gấp đôi Eurozone và Anh trong hai thập kỷ qua?
 
Những lý do chính bao gồm từ chu kỳ đến cơ cấu. Các yếu tố tương đối ngắn hạn như biện pháp kích thích sau đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine đã tạo nên sự khác biệt, nhưng còn có những yếu tố khác để giải thích cho câu hỏi này, như khả năng tiếp cận tín dụng và xu hướng đầu tư, cùng với thành phần công nghiệp và nhân khẩu học.
 
Gói kích thích dồi dào thúc đẩy chi tiêu
 
Trong thời kỳ đại dịch COVID-19, các quan chức ở hai bên bờ Đại Tây Dương đã sử dụng các biện pháp kích thích tài chính mạnh mẽ, để ngăn chặn cuộc khủng hoảng y tế chuyển thành khủng hoảng kinh tế.
Tuy nhiên, Mỹ đã thực hiện với quy mô lớn hơn. Điều này đã dẫn đến mức thâm hụt ngân sách khổng lồ của Mỹ trong các hai năm đại dịch. Vào năm 2021, thâm hụt của chính phủ Mỹ chiếm 9,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn gấp đôi mức thâm hụt của Eurozone và gần gấp đôi so với mức của Anh.
Chuyên gia Jennifer McKeown, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại Capital Economics, cho biết: “Mỹ đã có phản ứng tài chính đặc biệt mạnh mẽ sau đại dịch và điều này đã hỗ trợ nền kinh tế”.
Sự hỗ trợ hào phóng của chính phủ Mỹ đã giúp thúc đẩy sự phục hồi trong chi tiêu của người tiêu dùng, trở thành một trong những lý do chính khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này rất mạnh mẽ.
 
Tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine
 
Ông Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của IMF, cho biết các hộ gia đình châu Âu có thể đã “thận trọng” hơn so với các hộ gia đình Mỹ vì những lý do khác, bao gồm cả việc họ ở gần cuộc xung đột ở Ukraine hơn.
Ông Gourinchas lập luận rằng cú sốc giá năng lượng "khốc liệt" ở châu Âu - một hậu quả khác của cuộc xung đột - là động lực "quan trọng nhất" dẫn đến sự khác biệt kinh tế gần đây của hai khu vực.
Giá khí đốt bán buôn ở châu Âu đã tăng lên mức cao kỷ lục, lớn hơn nhiều so với mức giá ở Mỹ, sau khi xung đột bùng phát vào tháng 2/2022. Kết quả là lạm phát giá năng lượng tại Anh lên tới 59% và tại Eurozone là 44%.
Tại Hội nghị mùa Thu IMF-WB, Vị chuyên gia hàng đầu của IMF, phát biểu: “Khu vực này (châu Âu) còn nghèo do giá năng lượng cao”.
Chuyên gia Tomasz Wieladek, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Âu tại công ty đầu tư T Rowe Price, đồng quan điểm. Ông nhấn mạnh: “Nguồn năng lượng chính của châu Âu đã không còn đáng tin cậy”.
 
Lĩnh vực công nghệ đang bùng nổ của Mỹ
 
 
Công nghệ là một trong những lĩnh vực nổi trội của kinh tế Mỹ. Ảnh: TTXVN/AFP
 
Yếu tố cấu trúc quan trọng đằng sau sự khác biệt kinh tế giữa Mỹ và châu Âu là sự khác nhau về cơ cấu công nghiệp của hai nền kinh tế. Mỹ có một hệ thống công nghệ đang bùng nổ. Nhiều công ty của nước này đã thành công và ngày càng sáng tạo, như Amazon, Alphabet (công ty mẹ của Google) và Microsoft. Trong khi châu Âu không sở hữu các công ty có quy mô tương đương.
Một số nhà kinh tế cảnh báo rằng việc Mỹ thống trị lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể khiến cho khoảng cách với châu Âu ngày càng mở rộng. Ngược lại, các lĩnh vực công nghiệp tiềm năng quan trọng của châu Âu đang chật vật đối mặt với mối đe dọa cạnh tranh từ Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chẳng hạn như xe điện.
Chuyên gia Christian Keller, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế tại Ngân hàng Đầu tư Barclays, nói: “Châu Âu, đặc biệt là Đức, đã là ‘người chiến thắng lớn’ từ xu hướng toàn cầu hóa cho đến năm 2018. Nhưng kiểu toàn cầu hóa đó giờ đây dường như đã kết thúc”.
Không những vậy, Mỹ cũng đang tỏ ra nhanh nhẹn hơn trong việc chuyển đổi nền kinh tế sang hướng công nghệ xanh.Đạo luật Giảm lạm phát (IRA)trị giá 369 tỷ USD của Washington đã giúp khuyến khích đầu tư vào công nghệ xanh, với hàng trăm tỷ USD tiền trợ cấp và tín dụng thuế. Theo nhiều nhà kinh tế, phản ứng của Liên minh châu Âu (EU) chậm hơn và quá trình thực thi cũng phức tạp hơn. Bị thu hút bởi IRA, một số công ty châu Âu đã chuyển đầu tư sang Mỹ, bao gồm Total Energies, BMW và Northvolt. Chuyên gia Gruenwald, nhà kinh tế trưởng tại S&P Global Ratings , cho biết: “Chắc chắn hiện đang có một sự phục hưng đầu tư ở Mỹ”.
 
Đầu tư vào Mỹ
 
Việc tiếp cận tài chính dễ dàng hơn từ lâu đã giúp nền kinh tế Mỹ, bao gồm cả lĩnh vực công nghệ, bùng nổ. Nhiều vốn đầu tư mạo hiểm hơn, thị trường nợ và vốn cổ phần phát triển tốt hơn đã giúp các công ty Mỹ dễ dàng huy động vốn để mở rộng hoạt động nhanh hơn so với các đối tác châu Âu, vốn phụ thuộc lớn vào hoạt động giải ngân của các ngân hàng.
Sau khủng hoảng tài chính, châu Âu cũng phải chịu đựng cuộc khủng hoảng nợ công và chính sách thắt lưng buộc bụng tài chính dai dẳng hơn. Cả hai yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.
Chỉ riêng trong lĩnh vực AI, tổng số vốn đầu tư mạo hiểm chảy vào Mỹ trong thập kỷ qua đã lên tới 450 tỷ USD, gấp gần 10 lần so với Eurozone hoặc Anh, theo dữ liệu từ OECD. Chuyên gia Keller cho biết: “Khả năng huy động số tiền lớn, tài trợ cho khoản đầu tư khá rủi ro không có ở châu Âu” và “Mô hình tài chính ngân hàng châu Âu không cho phép điều đó.”
Ông Nathan Sheets, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Citi của Mỹ, nhấn mạnh rằng vốn đầu tư mạo hiểm đã cung cấp “cơ chế tài chính linh hoạt” cho công nghệ. Ông nói: “Tôi chắc chắn rằng việc đưa ra các ý tưởng công nghệ cho một công ty đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon sẽ dễ dàng hơn so với việc đưa ra ý tưởng đó cho một ngân hàng lớn ở châu Âu”. Các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô nhanh hơn ở Mỹ vì quốc gia này cung cấp một thị trường rộng lớn với ngôn ngữ chính sách nhất quán và hệ thống quản lý, hỗ trợ đổi mới. Mặc dù là thị trường liền khối nhưng EU vẫn bị phân mảnh về nhiều mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ.
Sự đổi mới từ các trường đại học hàng đầu của Mỹ, “cái nôi” đào tạo công nghệ hàng đầu thế giới, chẳng hạn như Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở khu vực bờ Đông và Stanford ở bờ Tây, cũng đã phát huy hiệu quả. Chuyên gia Sheets cho biết: “Một khi bạn có được sự tích tụ chuyên môn đó, nó sẽ có xu hướng phát triển nhanh chóng. Những yếu tố đó đã giúp thúc đẩy đầu tư và năng suất của Mỹ, một yếu tố quyết định quan trọng đến mức sống, cao hơn nhiều so với ở châu Âu”.
 
Lợi thế nhân khẩu học
 
Dân số già hóa nhanh chóng ở châu Âu và tốc độ tăng trưởng dân số yếu hơn đang đè nặng lên nền tài chính công của lục địa này. Nó cũng có tác động đến khoảng cách kinh tế với Mỹ, nơi - không giống như châu Âu - đã chứng kiến dân số trong độ tuổi lao động tăng kể từ năm 2010, mặc dù tốc độ đó đang ngày càng chậm.
Ông Alfred Kammer, Giám đốc IMF khu vực châu Âu, cho biết hồi đầu tháng này: “Châu Âu đã phải vật lộn với tình trạng tăng trưởng năng suất thấp trong một thời gian và những ảnh hưởng của già hóa dân số cũng như hạn chế về nguồn cung lao động đang bắt đầu ảnh hưởng”.
Nếu không có sự khác biệt về nhân khẩu học, khoảng cách giữa tăng trưởng xuyên Đại Tây Dương sẽ ít rõ ràng hơn. Tuy nhiên, trong những thập kỷ tới, xu hướng nhân khẩu học sẽ thiên về hướng có lợi hơn cho châu Âu. Chuyên gia Wieladek lưu ý rằng sự tăng trưởng của châu Âu đã được hỗ trợ bởi những xu hướng thuận lợi trên thị trường lao động trong những thập kỷ gần đây, chẳng hạn như ngày càng có nhiều phụ nữ và người già đi làm. Ông nói: “Tiền lương của công nhân lành nghề Đông Âu đang tăng lên nhanh chóng. Cải cách xã hội ở Tây Âu, nhân tố góp phần nâng cao sự tham gia vào thị trường lao động, có thể đã đạt đến giới hạn”.
 
Khoảng cách ngày càng mở rộng?
 
Với sự đầu tư mạnh mẽ hơn và nhân khẩu học tốt hơn, khoảng cách kinh tế giữa Mỹ và châu Âu có thể sẽ ngày càng mở rộng trong những năm tới. Chuyên gia Keller cho biết: “Mỹ có thể nâng mức tăng trưởng tiềm năng trong khi châu Âu đang cố gắng duy trì mức tăng trưởng thấp hơn hiện có”.
Chuyên gia Samy Chaar, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Lombard Odier, nhận định khả năng châu Âu bắt kịp Mỹ là “rất khó xảy ra”. Trong khi, chuyên gia Sven Jari Stehn, nhà kinh tế tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, phân tích Mỹ sẽ “tiếp tục phát triển nhanh hơn Eurozone trong những năm tới”, ngay cả khi các yếu tố tạm thời hậu đại dịch mờ nhạt dần.
Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách cao của Mỹ - dự kiến sẽ đẩy nợ công từ mức 97% GDP hiện tại lên mức cao kỷ lục 119% GDP vào năm 2033 - đặt ra mối đe dọa cho quá trình tăng trưởng của nước này. Vì vậy, ông Keller cho rằng: “Mỹ sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn về mặt tài chính./.