• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,53 -3,56/-0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,53   -3,56/-0,29%  |   HNX-INDEX   220,67   -1,01/-0,46%  |   UPCOM-INDEX   93,08   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.309,72   -5,09/-0,39%  |   HNX30   459,01   -2,79/-0,60%
23 Tháng Giêng 2025 3:54:10 SA - Mở cửa
Sự trỗi dậy của đồng nhân dân tệ
Nguồn tin: Vietnam+ | 29/11/2023 8:55:03 SA

 Đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền chiếm ưu thế trong thanh toán toàn cầu. Tuy nhiên, Trung Quốc cùng với những nước khác đang thúc đẩy đồng nhân dân tệ như một giải pháp thay thế.

​​​​​​​

Đồng tiền mệnh giá 100 Nhân dân tệ tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 14/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang mạng của Viện Lowy (Australia), tháng Tám vừa qua, Trung Quốc đã "cứu nguy" cho Argentina - quốc gia vỡ nợ hàng loạt – khi giúp nước này dùng đồng NDT để hoàn trả một nửa phần trả góp trị giá 2,7 tỷ USD của khoản vay khẩn cấp mà Argentina đã vay của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Mục đích là để quốc gia Mỹ Latinh có thể tiết kiệm một phần kho dự trữ “đồng bạc xanh” (đồng USD) quý giá của mình.
Trong một thỏa thuận được dàn xếp thông qua Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) và Ngân hàng Trung ương Argentina theo cái gọi là đường dây hoán đổi tiền tệ, khoản thanh toán bằng đồng NDT tương đương với khoản thanh toán bằng đồng USD mà Argentina cần. Đổi lại, Trung Quốc nhận được khoản tiền tương ứng bằng đồng peso Argentina.
Đây là lần thứ hai trong vòng 6 tháng, Argentina sử dụng đồng NDT để thoát khỏi tình trạng khó khăn. Chính phủ Argentina tỏ ra hài lòng đến mức quyết định tăng cường thỏa thuận nói trên bằng cách thanh toán cho hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bằng đồng NDT.
Tuy nhiên, việc nhà kinh tế học Javier Milei - người có kế hoạch bãi bỏ Ngân hàng Trung ương, thay thế đồng peso bằng đồng USD và đưa ra nhiều giải pháp cấp tiến khác cho nền kinh tế đang bị tàn phá của quốc gia Mỹ Latinh - được bầu làm tân Tổng thống có thể buộc Argentina phải rời xa đồng NDT. Dù vậy, nếu ông Milei không thể đô la hóa nền kinh tế (như hầu hết các nhà kinh tế dự đoán), đồng NDT có thể còn trở nên hữu ích hơn.
Đó là những gì Brazil đang nhận thấy dưới thời Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva, người cam kết mở rộng vai trò của đồng tiền Trung Quốc trong hệ thống thanh toán của đất nước.
So với làn sóng giao dịch ngoại tệ khổng lồ được thực hiện mỗi ngày, việc hoán đổi NDT lấy peso của Argentina trong tháng Tám chỉ là “muối bỏ bể”. Nhưng đây cũng được coi là thỏa thuận mới nhất trong số rất nhiều thỏa thuận tương tự mà Trung Quốc đang thực hiện trên khắp thế giới nhằm tăng cường sức mạnh cho đồng tiền của mình.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang bận rộn thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tương tự. Đáng chú ý nhất là với Nga trong một chiến lược có chủ ý nhằm giúp tránh các lệnh trừng phạt vốn ngăn cản họ khai thác nguồn dự trữ quốc tế của chính mình.
Thỏa thuận với Nga gần như chắc chắn là thỏa thuận trao đổi lớn nhất của Trung Quốc. Sau khi thu hồi thẻ Visa và Mastercard, các ngân hàng Nga hiện phát hành thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được liên kết với hệ thống Union Pay của Trung Quốc.
Cuối cùng, Trung Quốc đã ký các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương (BSL) với không dưới 41 quốc gia, tổng giá trị danh nghĩa là 554 tỷ USD. Không có gì tiêu cực trong BSL - ví dụ như Ngân hàng Dự trữ Australia đã ký một thỏa thuận với Trung Quốc nhiều năm trước.

Nguyên tắc cơ bản đằng sau BSL là để tránh tình trạng khủng hoảng thanh khoản đã xảy ra trong đại dịch COVID-19, đồng thời cũng để tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản thanh toán thương mại.
Cho đến gần đây, BSL không có hoặc có rất ít động cơ chính trị. Đây hoàn toàn là những thỏa thuận mang tính kỹ thuật và cùng có lợi. Tuy nhiên, điều đó đang thay đổi.

Như một bài báo được nghiên cứu kỹ lưỡng vào năm 2022 của Hội đồng Đại Tây Dương - một cơ quan cố vấn của Mỹ - đã chỉ ra, mặc dù các BSL có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản bằng NDT (hoặc các loại tiền tệ địa phương khác), động lực đằng sau các thỏa thuận (của Trung Quốc) là giải quyết các giao dịch thương mại và đầu tư song phương bằng NDT (hoặc các loại tiền tệ địa phương khác).

Mục đích là để giảm dần sự phụ thuộc vào đồng USD trong các giao dịch song phương vừa vì lý do chính trị, vừa để tránh sự biến động của giá trị đồng USD so với các đồng tiền địa phương do những thay đổi trong chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Để theo đuổi kế hoạch dài hạn này, Trung Quốc đã nhanh chóng tạo ra một mạng lưới BSL trong khu vực mà nước này dự định thống trị. Giữa Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan, Trung Quốc đã xây dựng các hợp đồng hoán đổi trị giá 92 tỷ USD, giúp phổ biến đồng NDT khắp các quốc gia phát triển nhanh nhất trên thế giới. Tổ chức tư vấn chính sách Hội đồng Đại Tây Dương giải thích: “Động lực ở đây là thúc đẩy các thỏa thuận thanh toán bằng nội tệ trong thương mại song phương của mỗi quốc gia này với Trung Quốc”.
Đây có thể là một thỏa thuận có lợi cho cả hai bên, nhưng có một mục đích tinh tế hơn đó là giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh bằng cách cung cấp một loại tiền tệ thanh toán thay thế, như trong trường hợp của Argentina. Đó là lý do tại sao các nhà giao dịch tiền tệ đôi khi gọi đồng NDT là “đồng bạc đỏ”.
Một số nhà kinh tế, đặc biệt là Trung Quốc, coi sự tăng giá của đồng NDT thông qua BSL là yếu tố làm thay đổi cuộc chơi. Như tờ China Daily đã nhận định hồi tháng Tám, “NDT đã nổi lên như một biện pháp bảo vệ sự ổn định tài chính toàn cầu, bảo vệ ngày càng nhiều nền kinh tế đang phát triển khỏi tác động lan tỏa của những điều chỉnh chính sách tiền tệ mạnh mẽ ở Mỹ”.

Nhân viên kiểm đồng USD tại một ngân hàng ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo hệ thống chuyển tiền SWIFT (một mạng lưới tin nhắn mà các tổ chức tài chính sử dụng), do tỷ trọng thanh toán toàn cầu của đồng NDT hiện chỉ là 2,77%, thấp hơn nhiều so với đồng euro, đồng bảng Anh và đồng yen Nhật Bản, nên thỏa thuận nói trên là một điều đáng tự hào. Tuy nhiên, với tỷ trọng lên đến 42%, sự thống trị của đồng USD hầu như không bị đe dọa.

Như Fed đã chỉ ra trong một bài báo vào giữa năm 2023, “chúng tôi nhận thấy đồng USD vẫn là đồng tiền thống trị và đóng một vai trò quốc tế to lớn. Minh chứng là đồng USD vẫn được dùng làm đồng tiền dự trữ quốc tế một cách phổ biến cũng như trong các lĩnh vực khác, tương ứng với tỷ trọng của Mỹ trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu”.            
Trên thực tế, đồng bạc xanh đã vượt qua những đợt gián đoạn mới nhất và dường như đã mạnh mẽ hơn. Mặc dù các ngân hàng trung ương ngày nay có xu hướng nắm giữ nhiều loại dự trữ hơn, bao gồm cả đồng đô la Australia (AUD), và coi đó là một biện pháp nhằm ổn định tình hình, song hầu hết các loại tiền này đều được phát hành bởi các quốc gia tuân thủ chính sách trừng phạt và các vấn đề khác của Mỹ. Không có dấu hiệu cho thấy sự thay đổi cấu trúc sâu sắc của đồng bạc xanh.            
Tuy nhiên, chắc chắn là có một kế hoạch đang được triển khai. Như Hội đồng Đại Tây Dương đã chỉ ra, một loại tiền tệ thanh toán khác đang phát triển, đặc biệt là ở các quốc gia né tránh lệnh trừng phạt. Hội đồng này kết luận: “NDT đã, đang và sẽ được sử dụng ngày càng nhiều trong hệ thống thay thế này”./. 

Thanh Tú