• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
23 Tháng Mười Một 2024 5:14:19 CH - Mở cửa
Nền kinh tế Indonesia tăng trưởng chậm nhất trong 2 năm
Nguồn tin: Vietnam+ | 07/11/2023 5:15:00 CH
Trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu yếu, giá hàng hóa giảm, nền kinh tế Indonesia chỉ đạt mức tăng trưởng 4,94%, mức tăng tốc độ chậm nhất trong 2 năm qua.
 
Nền kinh tế Indonesia đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 2 năm qua do hoạt động xuất khẩu yếu trong bối cảnh giá hàng hóa giảm.
 
 
Số liệu công bố ngày 6/11 của Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS) cho biết mức tăng trưởng 4,94% của nền kinh tế trong quý 3 này thấp hơn mức dự báo của Bloomberg. Tuy nhiên vẫn cao hơn mức trung bình toàn cầu.
 
Theo người lãnh đạo BPS, bà Amalia Adininggar Widyasanti, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chậm lại, tình trạng biến đổi khí hậu gia tăng và giá cả các hàng hóa cơ bản suy giảm, mức trưởng kinh tế 4,94% phản ánh sự bền vững của nền kinh tế Indonesia.
 
Bloomberg cho biết xuất khẩu của Indonesia trong quý 3/2023 giảm 4,26% - là mức giảm lớn nhất kể từ cuối năm 2020 - do nhu cầu đối với các hàng hóa như than đá và dầu cọ giảm.
 
Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Indonesia đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 6%, một động thái bất ngờ để bảo vệ đồng nội tệ rupiah trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu gia tăng. Đồng rupiah mất giá ít hơn so với các đồng tiền trong khu vực khi đồng USD đang mạnh lên.
 
Tuy nhiên, đồng nội tệ của Indonesia đã giảm giá và trong tháng 10 đã xuống mức 15.800 rupiah/1 USD - thấp nhất kể từ tháng 4/2020. Đồng tiền suy yếu có thể buộc chính phủ phải tăng giá nhiên liệu./.