• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
23 Tháng Mười Một 2024 2:59:21 CH - Mở cửa
Nhật Bản là quốc gia duy nhất liên tục tăng nhập khẩu cua ghẹ từ Việt Nam
Nguồn tin: Vneconomy | 08/12/2023 2:14:48 CH

Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa đầu năm 2023, xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam đang dần phục hồi trong những tháng cuối năm. Nhật Bản là quốc gia duy nhất liên tục tăng nhập khẩu cua ghẹ của Việt Nam từ đầu năm…

Xuất khẩu cua ghẹ đang dần khởi sắc trong những tháng cuối năm - Ảnh minh hoạ.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), tính riêng trong tháng 10/2023, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam tăng 25%, đạt gần 25 triệu USD.

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nhóm sản phẩm này đạt 161 triệu USD, giảm 14%. Trong đó, 44% kim ngạch xuất khẩu  là từ các mặt hàng xuất khẩu  là chủ lực của Việt Nam là các sản phẩm cua ghẹ và giáp xác khác muối, sống tươi và đông lạnh, với giá trị gần 61 triệu USD.

So với cùng kỳ năm 2022, xuất khẩu các nhóm mặt hàng cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam đều giảm, trừ các mặt hàng chế biến khác tăng 26%.

“Năm 2023, do ảnh hưởng của lạm phát khiến cho nhu cầu tiêu dùng, đơn hàng bị hạn chế, nên thị trường xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam bị thu hẹp hơn so với cùng kỳ”, VASEP nhận định.

Tính đến hết tháng 10/2023, các sản phẩm cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam đã xuất khẩu được sang 32 thị trường trên thế giới.

Trong số các thị trường xuất khẩu, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hong Kong, Pháp, Canada và Anh là 6 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam, chiếm 96% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nhìn chung, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam sang các thị trường chính vẫn giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, Trung Quốc và Hong Kong giảm 75%, Pháp giảm 41%, Anh giảm 23%... Tuy nhiên, cũng có một số thị trường tăng xuất khẩu như Nhật Bản tăng 38%, Mỹ tăng 2% và Canada tăng 22%.

Đáng chú ý, trong số những thị trường này Nhật Bản là quốc gia duy nhất liên tục tăng nhập khẩu cua ghẹ của Việt Nam từ đầu năm. Cùng với Nhật Bản, Canada cũng là nước tăng mạnh nhập khẩu cua ghẹ từ Việt Nam trong nhiều tháng kể từ đầu năm, có những tháng xuất khẩu sang nước này tăng tới 3 con số.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, có hơn 100 doanh nghiệp trên cả nước tham gia xuất khẩu nhóm sản phẩm này. Trong đó, 3 công ty xuất khẩu nhiều nhất là Công ty Trách nhiễm hữu hạn Một thành viên Trung Sơn Long An; Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trinity Việt Nam.

Bên cạnh đó, theo VASEP, mặc dù thị trường Trung Đông chiếm 1,3% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường nhưng trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều thách thức từ các thị trường tiêu thụ chính, tìm tới các thị trường nhỏ hơn nhưng có nhiều tiềm năng, cũng là một lựa chọn của các doanh nghiệp hiện tại.

Tính tới tháng 10 năm 2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang khu vực thị trường Trung Đông đạt hơn 39 triệu USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. VASEP cho biết đây là mức giảm nhẹ hơn so với các thị trường chính khác.

Theo đó, các thị trường đơn lẻ lớn nhất nhập khẩu tôm Việt Nam trong khu vực Trung Đông lần lượt là Israel, Arập Xêut, UAE, Qatar, Libăng, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Kuwait…

Cụ thể, xuất khẩu tôm Việt Nam sang một số thị trường trong khu vực Trung Đông ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm ngoái như Arập Xêut ghi nhận tăng gấp 42 lần (đạt 7,6 triệu USD), sang Iran ghi nhận tăng gấp 8 lần (đạt 1,7 triệu USD), sang Kuwait và Libăng ghi nhận tăng trưởng 2 con số, xuất khẩu sang Oman tăng 16 lần, xuất khẩu sang Qatar tăng 4 lần.

VASEP cho biết Trung Đông được đánh giá là khu vực tiềm năng do khu vực này không mạnh về nuôi trồng và sản xuất chế biến nên phụ thuộc nhiều vào nguồn cung thực phẩm từ nhập khẩu.

Có thể kể đến các yếu tố về điều kiện tự nhiên như thời tiết, thổ nhưỡng không thuận lợi và phù hợp cho sản xuất nông nghiệp. Do đó, để đáp ứng nhu cầu trong nước, Trung Đông phải nhập khẩu tới 80% hàng hoá lương thực, thực phẩm, tương đương 40 tỷ USD mỗi năm.

Dù vậy, VASEP cho biết khu vực thị trường này có những yêu cầu cao với các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu như yêu cầu phải có chứng nhận Halal. Nhà cung cấp cần phải chế biến và đóng gói phù hợp để đáp ứng tiêu chuẩn này.

Đồng thời, đây là thị trường tiềm năng của thủy sản Việt Nam, sức mua ngang với khu vực thị trường ASEAN và dư địa có thể tăng gấp 3 lần nếu được tập trung phát triển. Cần có thêm các kênh thông tin về nhu cầu, yêu cầu của khu vực thị trường này cùng với  hỗ trợ từ những chương trình của nhà nước về xúc tiến thị trường để doanh nghiệp có thêm kênh phát triển, tăng dư địa xuất khẩu sang đây.

Thanh Thủy