PIV có lỗ luỹ kế cuối 2022 lên tới 165 tỷ đồng. Khả năng hoạt động của công ty phụ thuộc vào khả năng sinh lời trong tương lai, huy động vốn cũng như khả năng tài trợ vốn cổ phần của các chủ sở hữu.
Báo cáo tài chính 2022 của CTCP PIV (UPCoM:
PIV) vừa bị đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến do không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.
Cụ thể,
PIV bắt đầu khôi phục kinh doanh và phát sinh doanh thu từ hoạt động kinh doanh từ tháng 12/2022 với gần 236 triệu đồng, trong khi giai đoạn 2019-2021 không có doanh thu. Lỗ ròng 2022 tới 143 tỷ đồng.
Do đó,
PIV có lỗ luỹ kế cuối 2022 lên tới 165 tỷ đồng. Khả năng hoạt động của công ty phụ thuộc vào khả năng sinh lời trong tương lai, khả năng huy động vốn cũng như khả năng tài trợ vốn cổ phần của các chủ sở hữu.
Ngoài ra, tổng số thuế phải nộp tại thời điểm cuối 2022 là 6,7 tỷ đồng. Đây là các khoản thuế đã tồn tại từ những năm trước mà
PIV chưa thu xếp tài chính để nộp, do đó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Kiểm toán cũng nhấn mạnh,
PIV đã điều chỉnh khoản đầu tư góp vốn tại CTCP Đầu tư
BOT Cầu Thái Hà (nắm giữ 7,36%) sang theo dõi ở khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn và trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư này. Vì vậy, khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh của công ty tại thời điểm cuối 2022 tăng số tiền 142 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.
Chính điều chỉnh này đã khiến tổng tài sản của PIV tại thời điểm cuối 2022 lao dốc hơn 90% về vỏn vẹn hơn 15 tỷ đồng.
Website PIV
Tuy nhiên theo cập nhật mới nhất tính đến ngày 3/3,
PIV đã bán bớt hơn 300 ngàn cổ phiếu
BOT Cầu Thái Hà, giảm sở hữu xuống còn hơn 3,9 triệu đơn vị, tỷ lệ 6,6%.
Trong khi đó, tình hình kinh doanh của
BOT Cầu Thái Hà ngày càng bi đát khi lỗ 4 năm liên tiếp từ 2019 đến 2022 khiến lỗ luỹ kế lên hơn 330 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu PIV sau bao ngày tháng đứng im tại mức 1.100 đồng/cp thì bất ngờ bật trần trong phiên ngày 3/3 lên 1.200 đồng/cp sau thông tin PIV đã bán bớt vốn khỏi
BOT Cầu Thái Hà.
Còn cổ phiếu
BOT thì vẫn đỏ điểm tại mốc 2.800 đồng/cp trong phiên 3/3. Đồng nghĩa với việc PIV thu về khoản gần 900 triệu đồng từ giao dịch này.
PIV tiền thân là CTCP Tư vấn Dịch vụ tài sản Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam được thành lập năm 2008, sau đó được đổi tên thành CTCP Đầu tư và Thẩm định giá Dầu khí PIV.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Bộ phận tư vấn thẩm định giá của CTCP Đầu tư và Thẩm định giá Dầu khí PIV được tách ra thành Công ty CP Thẩm định giá PIV.
Theo đó toàn bộ hoạt động Thẩm định giá của CTCP Đầu tư và Thẩm định giá Dầu khí PIV được chuyển cho CTCP Thẩm định giá PIV. Đến ngày 20/06/2011, CTCP Đầu tư và Thẩm định giá Dầu khí PIV được đổi tên thành Công ty cổ phần PIV.
Tuy nhiên hiện trên website PIV cho biết, lĩnh vực hoạt động của công ty là thương mại xuất nhập khẩu, thi công nạo vét đường thuỷ, thiết bị y tế - thiết bị dạy nghề, đầu tư xây dựng cầu đường và cung cấp VLXD cho các công trình BOT.
Đặc biệt, từ quý 4/2022, PIV đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận việc bổ sung ngành nghề hoạt động chính là thương mại xe máy điện.