• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.240,41 -9,42/-0,75%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.240,41   -9,42/-0,75%  |   HNX-INDEX   224,62   -0,67/-0,30%  |   UPCOM-INDEX   92,44   0,00/0,00%  |   VN30   1.297,81   -11,37/-0,87%  |   HNX30   477,80   -4,33/-0,90%
04 Tháng Mười Hai 2024 3:52:41 CH - Mở cửa
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (9/3): PVS, HT1 và ACB
Nguồn tin: VietNam Finance | 09/03/2023 7:56:23 SA
KBSV cho rằng dù giảm lãi suất nhưng NIM của ACB được đánh giá là vẫn sẽ ổn định nhờ biên độ tăng lãi suất huy động không quá lớn và kỳ vọng CASA cải thiện hồi phục nhờ app giao dịch cho doanh nghiệp.
 
 
PVS: BSC khuyến nghị mua với giá mục tiêu 33.000 đồng/cổ phiếu
 
Trong quý IV/2022, doanh thu thuần của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) đạt 5.331 tỷ đồng (tăng 17% so với cùng kỳ), và lợi nhuận sau thuế đạt 326 tỷ đồng (tăng 218% so với cùng kỳ).
 
Kết quả kinh doanh quý IV của PVS tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ chủ yếu đến từ khối lượng việc làm mảng M&C được cải thiện với doanh thu đạt 3.405 tỷ đồng (tăng 27% so với cùng kỳ); lợi nhuận từ các công ty liên doanh liên kết đạt 134 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 92 tỷ đồng), và lợi nhuận khác tăng 38 tỷ nhờ hoàn nhập bảo hành dự án.
 
Lũy kế cả năm 2022, doanh thu hợp nhất của PVS đạt 16,419 tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ), và lợi nhuận sau thuế đạt 834 tỷ đồng (tăng 11% so với cùng kỳ), lần lượt hoàn thành 164% kế hoạch về doanh thu, và 171% kế hoạch về lợi nhuận cả năm.
 
Theo Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), triển vọng việc làm từ mảng M&C của PVS sẽ được cải thiện kể từ năm 2023, nhờ tiếp tục thực hiện các dự án nước ngoài đã ký kết từ năm ngoái như Gallaf 3, Hải Long, và đóng góp từ các dự án trong nước như dự án mỏ khí Sư Tử Trắng – Giai đoạn 2
 
BSC cho rằng dự án Lô B – Ô Môn được triển khai sẽ đem lại nguồn công việc lớn cho PVS trong thời gian tới. Thỏa thuận khung cấp khí cho dự án nhà máy điện Ô Môn II được ký kết thành công sẽ thúc đẩy dự án đường ống Lô B – Ô Môn sớm được triển khai.
 
BSC kỳ vọng vào triển vọng dài hạn từ mảng điện gió ngoài khơi của PVS. Theo đó, việc ký kết hợp tác cùng các công ty năng lượng lớn của nước ngoài sẽ giúp mang lại việc làm cho PVS với các dự án điện gió ngoài khơi trong dài hạn.
 
BSC dự báo năm 2023, doanh thu thuần của PVS đạt 20.684 tỷ đồng (tăng 26%), và lợi nhuận sau thuế đạt 964 tỷ đồng (tăng 16%), EPS dự phóng đạt 1.353 đồng/cổ phiếu với giả định giá dầu trung bình năm 2023 đạt 90 USD/thùng (giảm 10%); doanh thu mảng M&C đạt 12.000 tỷ đồng (tăng 40% so với cùng kỳ) nhờ các dự án đang thực hiện như Gallaf 3, dự án điện gió Hải Long và các dự án mới như Sư Tử Trắng giai đoạn 2 và các liên doanh FSO/FPSO hoạt động ổn định với đơn giá thuê duy trì ở mức cao, đóng góp 530 tỷ đồng vào lợi nhuận của PVS.
 
BSC khuyến nghị mua cổ phiếu PVS với giá khuyến nghị 33.000 đồng/cổ phiếu dựa trên hai phương pháp P/B (với P/B mục tiêu 1,1 lần) và FCFF với tỷ trọng 50%/50%.
 
HT1: SSI khuyến nghị trung lập với giá mục tiêu 13.400 đồng/cổ phiếu
 
Trong quý IV/2022, Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (HoSE: HT1) đạt doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 2,3 nghìn tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ, tăng 2% so với quý trước) và 58 tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ, tăng 58% so với quý trước).
 
Sản lượng tiêu thụ xi măng trong quý IV/2022 đạt tổng cộng 1,7 triệu tấn (tăng 5% so với cùng kỳ, tăng 5% so với quý trước) với giá bán bình quân không đổi so với quý trước ở mức 1,3 triệu đồng/tấn. Sản lượng tiêu thụ xi măng trong quý IV/2021 ở mức thấp do ảnh hưởng của dịch Covidgiảm 19.
 
Trong quý IV/2022, sản lượng tiêu thụ xi măng giảm 7% khi so với quý IV/2020. Điều này phản ánh hoạt động xây dựng giảm do thị trường bất động sản suy thoái. Lợi nhuận chạm đáy do giá than đầu vào điều chỉnh giảm 10% so với quý trước. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp đã tăng lên 9,1% trong quý IV/2022 từ mức 8,4% trong quý III/2022
 
Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của HT1 lần lượt đạt 8,9 nghìn tỷ đồng (tăng 26% so với cùng kỳ) và 262 tỷ đồng (giảm 29% so với cùng kỳ), đạt 102% và 100% ước tính của SSI cho năm 2022.
 
Công ty Chứng khoán SSI dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2023 của HT1 lần lượt đạt 8,5 nghìn tỷ đồng (giảm 5% so với cùng kỳ) và 419 tỷ đồng (tăng 60% so với cùng kỳ).
 
SSI kỳ vọng sản lượng tiêu thụ xi măng và giá bán bình quân sẽ giảm lần lượt giảm 3% và giảm 2% so với cùng kỳ do ngành xây dựng suy yếu. Dựa trên giả định giá than sẽ giảm 15% so với cùng kỳ trong năm 2023, tỷ suất lợi nhuận gộp dự kiến sẽ tăng lên 12,3% trong năm 2023 so với mức 10% trong năm 2022.
 
SSI duy trì khuyến nghị trung lập, với giá mục tiêu 1 năm là 13.400 đồng/cổ phiếu cho cổ phiếu HT1 (từ mức 12.300 đồng/cổ phiếu).
 
SSI cho rằng cổ phiếu HT1 trong ngắn hạn sẽ được hỗ trợ bởi thông tin tích cực về giá than giảm, chưa kể đến kỳ vọng của nhà đầu tư về việc giải ngân đầu tư công trong năm 2023. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý I/2023 của HT1 có thể sẽ bị ảnh hưởng do kỳ nghỉ Tết và than tồn kho có mức giá cao.
 
Mùa cao điểm tiêu thụ xi măng của HT1 là vào quý II và quý IV. Do đó, SSI cho rằng lợi nhuận của HT1 sẽ bắt đầu phục hồi vào quý II/2023. SSI khuyến nghị các nhà đầu tư nên chờ đợi cơ hội đầu tư trong quý II/2023 hoặc tích lũy cổ phiếu trong những nhịp giảm sâu để có được mức hỗ trợ về định giá tốt hơn.
 
ACB: KBSV khuyến nghị mua với giá mục tiêu 30.500 đồng/cổ phiếu
 
Tổng thu hoạt động (TOI) của Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) tiếp tục lập đỉnh mới theo quý ở mức 7.926 tỷ đồng (tăng 11,8% so với quý trước và 32,7% so với cùng kỳ). Chi phí hoạt động (OPEX) trong kì tăng tới 60,9% so với quý trước và 68,1% so với cùng kỳ trực tiếp làm thu hẹp lợi nhuận của ngân hàng.
 
Chi phí dự phòng quý IV giảm mạnh so với cùng kỳ, từ đó lợi nhuận trước thuế quý IV vẫn tăng 19,2% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2022, ACB ghi nhận 17.114 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng mạnh 42,6% so với cùng kỳ.
 
Chi phí nguồn vốn huy động quý IV tăng tới 0,74 điểm % so với quý trước và 1 điểm % so với cùng kỳ, đạt 4,32%. Nhờ sự hấp thụ tốt của danh mục cho vay mà NIM quý IV vẫn tăng nhẹ 0,06 điểm % so với quý trước và 0,65 điểm % so với cùng kỳ. ACB là một trong số ít các ngân hàng vẫn ghi nhận NIM liên tục cải thiện theo quý.
 
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của ngân hàng vào cuối năm 2022 là 0,74% giảm nhẹ 0,03 điểm % so với cùng kỳ. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu duy trì ở mức cao là khoảng 159,3%. Quy mô nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ tăng mạnh lên mức 0,6% do cập nhật theo CIC nhưng không đáng lo ngại và được dự báo sẽ giảm dần.
 
Việc giảm lãi suất cho vay sẽ đem đến nhiều lợi ích như tăng độ kết dính giữa ngân hàng và khách hàng hiện hữu, thu hút khách hàng mới cũng như được Ngân hàng Nhà nước ưu ái khi cấp room tín dụng. Dù giảm lãi suất nhưng NIM được đánh giá là vẫn sẽ ổn định nhờ biên độ tăng lãi suất huy động không quá lớn và kỳ vọng CASA cải thiện hồi phục nhờ app giao dịch cho doanh nghiệp.
 
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đưa ra dự phóng tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho ACB ở mức thận trọng là 15% do Ngân hàng Nhà nước vẫn đang rất thận trọng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng vì rủi ro lạm phát vẫn hiện hữu khi điều chỉnh lương vào giữa năm nay và việc Trung Quốc mở cửa đang khiến giá hàng hóa bật tăng trở lại.
 
Tăng trưởng nguồn vốn huy động là khoảng 13,8% để vẫn có thể đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng. Tỷ lệ LDR từ đó tăng nhẹ lên 79,4%. Dự phóng NPL đạt 0,65%, giảm 12 điểm cơ bản so với cùng kỳ trong đó ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu.
 
KBSV dự phóng NPL của ACB năm 2023 ổn định ở mức 0,75% tương ứng tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu là 144%, dự báo biên lãi thuần năm 2023 sẽ chỉ tăng nhẹ 0,05 điểm % so với năm 2022 đạt 4,31% do lãi suất duy trì mức nền cao trong ít nhất nửa đầu năm nay; ACB tiếp tục đẩy mạnh việc giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp vừa để gia tăng thị phần, vừa để thu hút khách hàng mới; tỷ lệ CASA cải thiện nhờ tiếp tục đầu tư chuyển đổi số.
 
Thu nhập lãi thuần năm 2023 dự phóng đạt 27.254 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ. Thu thuần từ phí đạt 4.149 tỷ đồng, tăng 17,7%. Chi phí hoạt động đạt 11.218 tỷ đồng tương ứng với giả định tỷ lệ CIR dự phóng là 34% do không còn khoản trích lập lớn cho quỹ đầu tư khoa học công nghệ. Chi phí dự phòng rủi ro 2023 là khoảng 714 tỷ đồng. KBSV dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2023 đạt 16.846 tỷ đồng, tăng 23,1%  so với cùng kỳ.
 
Sử dụng 2 phương pháp định giá P/B và chiết khấu lợi nhuận thặng dư, KBSV đưa ra mức giá mục tiêu cho năm 2022 của cổ phiếu ACB là 30.500 đồng/cổ phiếu, khuyến nghị mua.