• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 6:25:39 CH - Mở cửa
Đà bán ròng của khối ngoại đang tạo ‘gánh nặng’ cho thị trường?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 17/05/2023 8:52:53 SA
Sau Quý đầu năm mua ròng khá mạnh, khối ngoại đã “quay xe” xả tương đối lớn trong thời gian gần đây. Có vẻ như điều này đang tạo ra gánh nặng khiến thị trường khó giữ đà tăng, trong khi tâm lý nhà đầu tư trong nước cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
 
Theo thống kê, tính từ đầu tháng 4 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng đến hơn 3.500 tỷ đồng trên HoSE, qua đó thu hẹp quy mô mua ròng từ đầu năm xuống còn chưa đến 2.400 tỷ đồng.
 
Liên tục rút ròng
 
Theo Dragon Capital, VN-Index đã giảm 1,5% trong tháng, chủ yếu do sự suy giảm của nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn, với nhiều yếu tố khác nhau tác động đến quan điểm thận trọng của các nhà đầu tư.
 
Trong đó, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại cùng xu hướng chốt lời và giảm tỷ trọng trước kỳ nghỉ lễ kéo dài đã làm mất đi nhiều thành quả đạt được từ đợt phục hồi giữa tháng 3. Cùng với đó, việc khối ngoại bán ròng 118 triệu USD, tập trung chủ yếu vào nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn càng khiến cho thị trường thêm gánh nặng và làm giảm tâm lý các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
 
 
Tính từ đầu tháng 4 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng đến hơn 3.500 tỷ đồng trên HoSE.
 
Điển hình, trong phiên 15/5 vừa qua, tiếp nối đà hưng phấn từ phiên giao dịch cuối tuần trước đó (12/5), VN-Index tăng mạnh hơn 9 điểm trong phiên sáng với trợ lực lớn cho chỉ số là VIC (Vingroup), bứt phá mạnh hơn 5% sau khi thông tin về thương vụ sáp nhập với SPAC của VinFast. Tuy nhiên, tình thế đảo ngược trong phiên chiều khi áp lực tại một số mã trụ khiến VN-Index dần hụt hơi và kết phiên trong sắc đỏ.
 
Nhận định về cú "quay xe" của VN-Index trong phiên này, ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh Chứng khoán DSC đã đưa ra một vài nguyên nhân. Đó là VN-Index vẫn chưa “sẵn sàng” vượt kháng cự 1.070 – 1.080 điểm; nhóm cổ phiếu bất động sản chịu áp lực chốt lời sau chuỗi tăng tốt từ đầu năm và đáng chú ý là đà bán ròng của khối ngoại cũng là một gánh nặng khiến thị trường khó giữ đà tăng.
 
“Trong phiên 15/5, khối ngoại đã mạnh tay “xả” hơn 400 tỷ đồng toàn thị trường, mức bán mạnh nhất trong gần 1 tháng qua. Điều này cũng khiến tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn”, ông Huy chỉ rõ.
 
Ngược thời gian, những diễn biến tích cực từ dòng vốn ngoại trong giai đoạn cuối năm 2022, đầu năm 2023 được kỳ vọng sẽ tiếp tục là động lực cho thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2023 khi dòng vốn này được cho là đã quay trở lại dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên, bất ngờ là xu hướng mua ròng của khối ngoại chững lại từ giai đoạn cuối tháng 2 vừa qua.
 
Giới phân tích cho rằng, việc khối ngoại bán ròng một phần xuất phát từ việc dòng vốn có xu hướng rút khỏi các quỹ ETF thời gian gần đây, trong đó VNM ETF cũng không ngoại lệ. Kể từ sau khi hoàn tất cơ cấu danh mục sang bộ chỉ số mới hồi giữa tháng 3, quỹ ngoại này đã không hút được thêm tiền, thậm chí còn bị rút ròng 26,3 triệu USD (~620 tỷ đồng).
 
Xét về khối lượng tính theo số tuyệt đối, các cổ phiếu HPG (1,7 triệu cp), VND (1,6 triệu cp), NVL (1,5 triệu cp), SSI (1,4 triệu cp), SHB (1,3 triệu cp),… là những cái tên bị bán mạnh nhất. Cập nhật tại ngày 8/5, tổng giá trị tài sản ròng của quỹ ở mức 493,7 triệu USD (~11.600 tỷ đồng).
 
Kỳ vọng sự trở lại?
 
Cũng theo ý kiến của các chuyên gia, ngoài yếu tố về mặt định giá, việc khối ngoại nói chung và dòng vốn ETF nói riêng có xu hướng rút khỏi TTCK Việt Nam nhiều khả năng đến từ chính sách lãi suất. Việc Việt Nam đi ngược thế giới trong điều hành lãi suất gần đây có thể tạo nên những áp lực về tỷ giá khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài thận trọng hơn.
 
SGI Capital nhận định, nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hạ lãi suất điều hành ngược chiều với FED và ECB có thể ảnh hưởng đến dòng vốn ngoại thời gian tới.
 
Hơn nữa, áp lực đáo hạn trái phiếu cũng tác động đến TTCK. Bắt đầu từ quý 2, lượng trái phiếu đáo hạn sẽ gia tăng mạnh so với quý 1, tổng cộng khoảng 153.000 tỷ trong hai quý tới. Dù Chính phủ và NHNN đã ban hành cơ chế để các doanh nghiệp thoả thuận với nhà đầu tư, nhưng nếu không có dòng tiền chi trả thực, sức ép lên các thị trường tài sản vẫn sẽ tiếp tục do nhà đầu tư phải thay đổi phương án tài chính của mình.
 
“Trong ngắn hạn, doanh nghiệp, TTCK và nhà đầu tư đều sẽ gặp nhiều khó khăn khi áp lực trái phiếu đáo hạn đến cao trào và thời gian đáo hạn gốc và lãi của nhiều dự án bất động sản kết thúc. Thêm nữa, rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu có thể tác động lên kinh tế thực cũng như co hẹp nhu cầu đầu tư, khiến dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng”, SGI Capital đánh giá.
 
Dù vậy, dưới góc nhìn tích cực, một số ý kiến cho rằng, với việc các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng quy mô trên 30.000 tỷ đồng trong khoảng 3 tháng từ tháng 11/2022 đến tháng 1/2023, đồng thời thị trường cũng tăng gần 30% trong cùng giai đoạn, áp lực chốt lời sẽ có xu hướng gia tăng và việc bán ròng hiện tại một phần để cân bằng lại cung cầu.
 
SSI Research dự báo, thời gian tới, áp lực rút ròng sẽ đến nhiều từ các quỹ chủ động, tuy nhiên bất kì cơ hội điều chỉnh lớn nào trên thị trường cũng sẽ là cơ hội để dòng tiền các quỹ đầu tư đảo chiều trên thị trường.
 
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khối Khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta, về mặt định giá, sau khi thị trường đón nhận kết quả kinh doanh, VN-Index đang giao dịch P/E (chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu với thu nhập trên một cổ phiếu) ở mức 14 lần cao hơn so với thời điểm tháng 10 - 11/2022. Do đó, thị trường cần về mức hợp lý hơn 11 lần đến 12 lần sẽ kích hoạt được dòng tiền khối ngoại quay trở lại giải ngân.
 
“Khối ngoại có thể quay trở lại mua ròng trong quý III/2023 hoặc sớm hơn”, chuyên gia Yuanta nhìn nhận.
 
Đáng chú ý, trong thông tin mới nhất, Quỹ China Trust Vietnam Opportunity thông báo tiếp tục huy động vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam từ ngày 8/5. Đây là lần huy động vốn lần thứ 5 của quỹ này với trị giá khoảng 5 tỷ đài tệ, tương đương 163 triệu USD (3.824 tỷ đồng). Điều này mang tới chỉ báo tích cực về động thái của dòng vốn ngoại đối với TTCK Việt.
 
“TTCK Việt Nam vẫn đang trong xu hướng biến động trong điều kiện niềm tin của nhà đầu tư chưa phục hồi nhưng triển vọng kinh tế trung và dài hạn không thay đổi”, Zhang Chenwei, Giám đốc Quỹ China Trust Vietnam Opportunity Fund cho biết.