• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 3:17:49 CH - Mở cửa
"Ông lớn" ngành nước mạnh tay M&A
Nguồn tin: Báo Hải quan | 18/05/2023 7:55:00 SA
Các doanh nghiệp lớn trong ngành nước liên tục chi tiền để thực hiện các thương vụ thâu tóm nhằm mở rộng địa bàn cũng như quy mô doanh nghiệp.
 
 
Đường ống cấp nước tại một nhà máy của BWE. Ảnh: ST
 
Công ty CP nước – môi trường Bình Dương (BWE) vừa đăng ký mua hơn 1,65 triệu cổ phiếu của Công ty CP Cấp thoát nước Long An (LAW) theo hình thức thỏa thuận. Thời gian thực hiện dự kiến từ 18/5 đến 16/6.
 
Hiện tại, BWE đang nắm giữ gần 2,99 triệu cổ phiếu LAW, tương ứng 24,5% vốn điều lệ. Nếu giao dịch thành công, BWE sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ lên hơn 38%, tương ứng hơn 4,6 triệu cổ phiếu LAW.
 
Được biết, BWE xem M&A là một phần trong kế hoạch kinh doanh năm 2023 của công ty. Theo đó, thời gian gần đây, BWE liên tục có động thái mở rộng danh sách thu mua nhằm mở rộng địa bàn. Chẳng hạn, vào giữa tháng 2/2023, HĐQT BWE đã thông qua chủ trương đầu tư mua cổ phần 5 công ty hoạt động trong lĩnh vực nước.
 
Theo đó, vào tháng 4 vừa qua, BWE chính thức trở thành cổ đông lớn của Công ty CP Cấp nước Vĩnh Long (VLW) sau khi mua hơn 7,12 triệu cổ phiếu của doanh nghiệp này, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 0% lền 24,65%. Trước đó, vào tháng 3, BWE cũng đã mua lại 25,4% cổ phần (8,8 triệu cổ phiếu) của Công ty CP Đầu tư hạ tầng nước DNP Long An (DNP Long An Water), qua đó hoàn thành bước đầu tiên trong việc mua lại DNP Long An Water. BWE đã đầu tư 136 tỷ đồng vào DNP Long An Water, đồng thời đảm bảo quyền mua lên đến 15,8 triệu cổ phiếu (khoảng 50% cổ phần, tương đương 277 tỷ đồng) với bên bán là Công ty CP Đầu tư ngành nước DNP.
 
DNP Long An Water sở hữu nhà máy xử lý nước Nhị Thành (công suất 60.000 m3/ngày) và có quỹ đất đảm bảo để tăng gấp đôi công suất lên 120.000 m3/ngày (tương đương khoảng 15% công suất của BWE).
 
Trước đó, BWE cũng đã mua lại 2 công ty cấp nước tại Cần Thơ. Hai thương vụ mua lại 48,86% cổ phần của Cấp nước Cần Thơ 2 với giá 3 triệu USD và 24,64% cổ phần của Cấp thoát nước Cần Thơ với giá 6,2 triệu USD cho phép Biwase mở rộng kinh doanh tại thành phố lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long.
 
Tương tự BWE, Công ty CP Nước Thủ Dầu Một (TDM) cũng đang duy trì chiến lược thâu tóm thêm nhiều công ty nước.
 
Theo số liệu của Công ty chứng khoán Vietcap, trong 5 năm qua, BWETDM đã chi lần lượt khoảng 1.000 tỷ đồng và 1.300 tỷ đồng cho các giao dịch M&A. Các chiến lược của BWETDM tại các công ty mà BWETDM đóng vai trò là cổ đông thiểu số bao gồm làm việc với ban lãnh đạo để giảm tỷ lệ thất thoát nước bằng cách áp dụng công nghệ mới và đầu tư nâng cấp đường ống dẫn nước/đồng hồ nước; đào tạo nhân viên để xác định rò rỉ nước từ đường ống dẫn nước ngầm; tăng cổ phần nếu có cơ hội.
 
Theo Vietcap, đối với các công ty mà BWETDM là cổ đông kiểm soát như Công ty CP Cấp Nước Gia Tân (GIWACO), dự án Xa lộ nước Long Thành và DNP Long An Water trong tương lai, BWETDM sẽ nhanh chóng tăng gấp đôi công suất. BWETDM sử dụng vốn chủ sở hữu và nợ với lãi suất thấp (khoảng 7%) để tài trợ cho các giao dịch M&A. Ngoài ra, BWETDM đang mở rộng đội ngũ lãnh đạo để tích cực giám sát các chiến lược và hoạt động hằng ngày của các công ty đã thâu tóm.
 
Theo Bộ Xây dựng, đến năm 2022, Việt Nam có 750 nhà máy nước sạch ở khu vực đô thị và nông thôn đi vào hoạt động, với tổng công suất 11,2 triệu m3/ngày. Quy hoạch các nhà máy nước được Bộ Xây dựng quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BXD, phù hợp với quy hoạch của từng địa phương trong đó các công ty tư nhân được phép tham gia. Trong khi đó, hệ thống phân phối được quản lý bởi công ty cấp thoát nước và môi trường tỉnh.
 
Trong một báo cáo phân tích về ngành nước mới đây, SSI Research nhận định việc các công ty có hệ thống phân phối nước được sự quản lý của UBND đồng nghĩa với việc các công ty này độc quyền phân phối. Hiệu quả hoạt động của các công ty cấp nước phụ thuộc vào tỷ lệ thất thoát nước cũng như mật độ dân số trên địa bàn phân phối.
 
SSI Research dự báo nhu cầu nước năm 2023 tiếp tục tăng trưởng ổn định 5% so với năm 2022, giá bán lẻ nước sạch bình quân tăng 3-5%. Hiệu quả hoạt động của các công ty phân phối nước tiếp tục được cải thiện và xu hướng này tiếp tục được duy trì trong trung hạn khi tỷ lệ thất thoát nước trung bình dự kiến giảm từ 17,5% năm 2022 xuống còn 16,5% năm 2023.