• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
22 Tháng Mười Một 2024 7:51:50 SA - Mở cửa
Tạo sức bật cho Cái Mép-Thị Vải
Nguồn tin: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu | 13/06/2023 9:00:00 CH
Sản lượng hàng hóa đang có xu hướng dịch chuyển từ cảng biển TP.Hồ Chí Minh tới cụm cảng Cái Mép-Thị Vải (CM-TV). Điều này tạo nên sức bật lớn, nâng cao năng lực cho cụm cảng.
 
 
Cảng Dịch vụ tổng hợp Hưng Thái một trong những ICD (cảng cạn) đầu tiên của tỉnh được cấp phép để khai thác các tàu, sà lan chạy tuyến nước ngoài.
 
Hiệu quả từ việc phân vai cảng biển
 
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, thời gian qua, tỷ trọng hàng hóa qua của cảng biển TP.Hồ Chí Minh giảm từ 61,8% (năm 2015) xuống còn 55,1% (năm 2022), riêng hàng container giảm từ 76,3% (năm 2015) xuống còn 46,7% (năm 2022). Trong khi đó, tỷ trọng hàng hóa qua CM-TV đã tăng từ 31,7% (năm 2015) lên 36,6% (năm 2022), riêng container tăng từ 19,3% (năm 2015) lên 48,2% (năm 2022).
 
Đánh giá từ các chuyên gia cảng biển cho thấy, kết quả trên là do việc phân vai lại hoạt động của hệ thống cảng biển Việt Nam. Từ sau năm 2000, do hệ thống cảng biển ở TP.Hồ Chí Minh quá tải, không đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển. Trước thực trạng đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 791/QĐ-TTg ngày 12/8/2005 phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển khu vực TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu là nhóm cảng biển số 5 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Một trong nhưng vị trí được lựa chọn là về CM-TV. Bởi, CM-TV có lợi thế đất đai và sở hữu hệ thống cảng nước sâu hiện đại.
 
Quyết định này cho thấy việc phân vai lại hoạt động của hệ thống cảng biển theo hướng dịch chuyển các cảng từ TP.Hồ Chí Minh về CM-TV. Sự dịch chuyển này cùng với việc đưa vào khai thác các dự án cảng container như TCIT, TCCT đã tạo nên sức bật lớn, góp phần nâng cao năng lực của cụm cảng.
 
Tiếp đó, năm 2021, Quyết định số 1579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định này một lần nữa phân vai cho hệ thống cảng biển, tiếp tục mang đến CM-TV nhiều cơ hội mới.
 
Theo quy hoạch, CM-TV thuộc nhóm cảng biển số 4 và là một trong hai cảng biển đặc biệt của cả nước. Đến năm 2030, cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ đảm nhận thông qua từ 461 đến 540 triệu tấn hàng tại khu vực TP.Hồ Chí Minh.
 
Khơi thông điểm nghẽn, chủ động đón cơ hội
 
Theo Hiệp hội cảng biển Việt Nam, hàng hóa dịch chuyển từ TP.Hồ Chí Minh tới CM-TV là xu thế tất yếu của ngành hàng hải. Bởi, hiện các hãng tàu trên thế giới có xu hướng gia tăng kích cỡ tàu nhằm tối ưu hóa thời gian và tiết kiệm chi phí logistics. Những năm trở lại đây, để tối ưu hóa chi phí khai thác và nâng cao hiệu quả hoạt động, thế hệ siêu tàu container kích cỡ từ 23.000 TEU đến 24.000 TEU ra đời. Và ở Việt Nam, CM-TV sẽ là lựa chọn tối ưu cho các hãng tàu bởi năng lực tiếp nhận siêu tàu của các DN cảng. Mỗi chuyến tàu ghé CM-TV, mang tới nhiều cơ hội và lợi ích, góp phần quảng bá CM-TV trên bản đồ hàng hải thế giới để các hãng tàu biết đến.
 
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng xu hướng dịch chuyển này cũng đặt ra cho CM-TV nhiều thách thức. Một trong những hạn chế hiện nay của CM-TV là thiếu các trung tâm logistics sau cảng và hệ sinh thái dịch vụ hỗ trợ. Ngoài ra, CM-TV có quá ít các tuyến tàu Nội Á.
 
Bà Phạm Thị Bảo Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Vina Logistics - VNL (đơn vị trực tiếp khai thác Cảng Tổng hợp dịch vụ Hưng Thái) cho biết, nhiều DN lớn ở CM-TV có nguồn hàng lớn để xuất sang khu vực Nội Á. Tuy nhiên, các tuyến tàu Nội Á còn hạn chế. Trong khi Nội á là thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam. Do đó, DN vẫn phải vận chuyển hàng lên TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lận cận để xuất hàng.
 
Trong khi đó, ông Cao Hồng Phong, Phó Tổng Giám đốc cảng Gemalink cho rằng, một khó khăn khác là dù CM-TV được hạ tầng hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu kết nối của các DN do thiếu hệ thống các kho bãi container rỗng, các cảng cạn. Mặt khác, chi phí logistics chiếm 21% trong giá trị hàng hóa nên nếu làm tốt dịch vụ logistisc chính là mấu chốt để tạo nên hiệu quả của cạnh tranh để thu hút nguồn hàng.
 
PGS, TS.Hồ Thị Thanh Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam đề xuất, để nắm bắt được các cơ hội trong tương lai, Bà Rịa-Vũng Tàu cần nghiên cứu các mô hình hoạt động của các cảng trên thế giới, tăng cường kết nối hàng hải, chủ động tiếp cận các cảng hãng tàu trên thế giới để tìm nguồn. Ngoài ra, cần tăng cường chuyển đổi số dịch vụ logistics phát triển cảng xanh nhằm tạo thuận lợi hoạt động cũng như cung cấp dịch vụ cho khách hàng.