• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
25 Tháng Mười Một 2024 5:19:29 SA - Mở cửa
Bờ Biển Ngà là cầu nối quan trọng để Việt Nam thâm nhập thị trường châu Phi
Nguồn tin: Tạp chí Công Thương | 16/06/2023 6:05:00 SA
Ngày 15/6, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với ông Adama Bictogo, Chủ tịch Quốc hội Bờ Biển Ngà, đang có chuyến thăm chính thức tại Việt Nam. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao vai trò của Bờ Biển Ngà là một trung tâm kinh tế, thị trường trung chuyển quan trọng tại khu vực Tây Phi.
 
 
Toàn cảnh buổi tiếp và làm việc của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên với ông ông Adama Bictogo, Chủ tịch Quốc hội Bờ Biển Ngà
 
Cùng tham dự buổi làm việc, về phía Bộ Công Thương có đại diện Ủy ban Đối ngoại và Văn phòng Quốc hội, Lãnh đạo các đơn vị: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Văn phòng Bộ, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu. Về phía Bờ Biển Ngà có sự tham dự của các thành viên đoàn đại biểu Quốc hội Bờ Biển Ngà, Đại sứ Bờ Biển Ngà tại Trung Quốc, kiêm nhiệm Việt Nam và Lãnh sự Danh dự Bờ Biển Ngà tại Thành phố Hồ Chí Minh.
 
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ vui mừng được chào đón ông Adama Bictogo cùng đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Bờ Biển Ngà đến làm việc tại Bộ Công Thương, đồng thời gửi lời cảm ơn đến Chủ tịch Quốc hội Bờ Biển Ngà đã dành những tình cảm tốt đẹp và sự quan tâm trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước.
 
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã thông tin đến Chủ tịch Quốc hội về sự phát triển kinh tế của Việt Nam và tình hình hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Bờ Biển Ngà.
 
Việt Nam hiện có năng lực sản xuất và xuất khẩu rất lớn đối với nhiều mặt hàng như gạo, nông sản, thủy sản, may mặc, giày dép, sắt thép, vật tư ngành viễn thông, xây dựng, đồ gia dụng và nhiều ngành hàng tiêu dùng cơ bản, thiết yếu... Việt Nam hoàn toàn có thể cung ứng cho Bờ Biển Ngà những mặt hàng mà Bờ Biển Ngà cần nhập khẩu.
 
 
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam luôn coi Bờ Biển Ngà là một trong những đối tác thương mại hàng đầu tại châu Phi
 
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam luôn coi Bờ Biển Ngà là một trong những đối tác thương mại hàng đầu tại châu Phi. Việt Nam đánh giá cao vai trò, vị trí của Bờ Biển Ngà là một trung tâm kinh tế, thị trường trung chuyển quan trọng tại khu vực Tây Phi.
 
Bờ Biển Ngà là một trong hai thị trường nhập khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam tại châu Phi từ nhiều năm nay (cùng với Ghana). Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà, gạo thường chiếm khoảng 80%. Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà đạt khối lượng hơn 656 ngàn tấn, trị giá gần 295 triệu USD; chủng loại gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo trắng, gạo thơm và gạo tấm.
 
Bờ Biển Ngà là một trong những nước cung cấp hạt điều thô lớn cho Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu hạt điều thô của Việt Nam từ Bờ Biển Ngà thường chiếm 20-30% tổng giá trị nhập khẩu hạt điều thô của Việt Nam từ thế giới.
 
Với vị thế của Bờ Biển Ngà tại khu vực, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất trong thời gian tới, hai bên có thể xem xét thúc đẩy việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) hoặc Hiệp định thương mại ưu đãi (PTA) song phương. Bờ Biển Ngà có thể là cầu nối để Việt Nam và Cộng đồng Kinh tế Tây Phi cùng thúc đẩy nghiên cứu khả năng đàm phán FTA/PTA, mở ra cơ hội lớn cho thương mại giữa Việt Nam và khối kinh tế nhiều tiềm năng này.
 
Cùng với đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng hai bên cần dành cho nhau sự quan tâm nhiều hơn, cùng phối hợp xây dựng một kế hoạch hợp tác tốt hơn, từ việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong lĩnh vực kinh tế, thương mại đến tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại.
 
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại song phương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề xuất với Chủ tịch Quốc hội Bờ Biển Ngà tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đoàn doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp, cũng như tham dự các hội chợ, triển lãm tổ chức tại mỗi nước. Phía Việt Nam đề nghị phía Bờ Biển Ngà tổ chức đoàn doanh nghiệp sang tham dự một số sự kiện thương mại lớn tổ chức thường niên tại Việt Nam như Hội chợ thương mại quốc tế VietnamExpo, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Vietnam FoodExpo…
 
Bên cạnh đó, ngoài mặt hàng gạo, đề nghị phía Bờ Biển Ngà xem xét tăng cường nhập khẩu các mặt hàng Bờ Biển Ngà có nhu cầu lớn mà Việt Nam có thế mạnh như hàng dệt may, giày dép, hàng gia dụng, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị điện…
 
Đồng thời, hai bên có thể nghiên cứu thúc đẩy hợp tác về các ngành công nghiệp như chế biến nông sản, thực phẩm, khai khoáng…
 
Bộ trưởng cũng đề nghị phía Bờ Biển Ngà sớm phản hồi về dự thảo Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu mối phụ trách về Hiệp định thương mại song phương với Việt Nam để hai bên tiếp tục trao đổi.
 
 
Chủ tịch Quốc hội Adama Bictogo cho biết, Chính phủ Bờ Biển Ngà luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực
 
Đánh giá cao các ý kiến phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch Quốc hội Adama Bictogo cho biết, Chính phủ Bờ Biển Ngà luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại.
 
Chủ tịch Quốc hội Bờ Biển Ngà bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tích cực trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Bờ Biển Ngà thời gian qua với kim ngạch hai chiều trong 5 năm qua được duy trì bình quân trên 1 tỷ USD/năm. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương Việt Nam trong việc thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa hai nước.  
 
Ông Adama Bictogo cho biết Bờ Biển Ngà hiện là thị trường trung chuyển quan trọng, hàng hóa của các nước xuất khẩu vào Bờ Biển Ngà có thể tái xuất sang nhiều nước tại khu vực Tây Phi như Burkina Faso, Mali, Niger... Điều này cũng tạo thuận lợi cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, dệt may, da giày, hàng gia dụng... có cơ hội tiếp cận nhiều thị trường thành viên của ECOWAS.
 
 
Chủ tịch Quốc hội Bờ Biển Ngà Adama Bictogo khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các cơ quan liên quan của Bờ Biển Ngà phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương Việt Nam để cùng thúc đẩy triển khai các đề xuất, kiến nghị mà phía Việt Nam đã nêu.
 
 
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã kiến nghị với Chủ tịch Quốc hội Bờ Biển Ngà một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại song phương
 
Bờ Biển Ngà hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Phi (sau Nam Phi). Trong giai đoạn 2018-2022, tổng trao đổi thương mại song phương ghi nhận sự tăng trưởng, từ hơn 980 triệu USD năm 2018 lên hơn 1 tỷ USD năm 2022, đạt mức cao nhất 1,25 tỷ USD năm 2021.
 
Về cơ cấu hàng hóa, Việt Nam xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà chủ yếu là các mặt hàng gạo, máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, hàng hải sản, chất dẻo nguyên liệu... Bờ Biển Ngà là nước cung cấp các nguyên liệu đầu vào quan trọng phục vụ cho sản xuất trong nước của Việt Nam, chủ yếu là hạt điều thô (thường chiếm 80-90% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này), bông, gỗ.