• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 3:12:01 CH - Mở cửa
Quảng Ninh: Cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc
Nguồn tin: Báo Quảng Ninh | 27/06/2023 7:05:00 SA
Nửa chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2023, dù bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, Quảng Ninh vẫn đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch (đạt 9,46%), đứng thứ 2 miền Bắc và thứ 4 cả nước. Điều này thể hiện sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị tỉnh và nhân dân đã đoàn kết, đồng thuận, cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành các mục tiêu.
 
Nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt và vượt kế hoạch
 
Một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Quảng Ninh 6 tháng đầu năm 2023 là kết quả thu hút vốn đầu tư. Trong đó nguồn vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt trên 832 triệu USD, đạt 83% chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy cả năm 2023, đạt 69,3% kế hoạch của UBND tỉnh. 17 dự án FDI được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cao gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.
 
Đặc biệt, bên cạnh các nhà đầu tư truyền thống, trong những tháng đầu năm nay, Quảng Ninh đón nhận dòng vốn mới đến từ nhà đầu tư Thụy Điển, góp phần làm đa dạng đối tác đầu tư của tỉnh, nâng tổng số đối tác đầu tư vào tỉnh lên 20 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong bối cảnh khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới, kết quả này cho thấy Quảng Ninh đã khẳng định là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
 
 
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra tình hình sản xuất, cung ứng điện, than tại Quảng Ninh, tháng 5/2023.
 
Cùng với thu hút các dự án đầu tư mới, tỉnh tăng cường đôn đốc, hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy các dự án thứ cấp trong KCN sớm đi vào hoạt động với hàng loạt các dự án đang trong quá trình hoàn thiện xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, sẵn sàng đưa vào sản xuất trong năm 2023. Qua đó thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng trưởng 6 tháng 12,57%, cao hơn 0,18 điểm % so với kịch bản, đóng góp 1,66 điểm % tăng trưởng GRDP, chiếm tỷ trọng 11,6% trong GRDP của tỉnh. 
 
Với tinh thần chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành, dự báo trước tình hình và nhận diện đúng những khó khăn, tỉnh đã có nhiều cuộc họp với ngành Điện, ngành Than để bàn giải pháp ứng phó kịp thời với tình hình thiếu điện do ảnh hưởng của El Nino, nắng nóng gay gắt, hạn hán, hầu hết các hồ thủy điện lớn miền Bắc đã về mức nước chết. Nhờ vậy, 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng than sạch sản xuất ước đạt trên 23,2 triệu tấn, đảm bảo cung cấp than cho các nhà máy sản xuất điện trong cả nước; sản lượng điện các nhà máy trên địa bàn ước đạt 20,26 tỷ kwh đưa lên lưới điện quốc gia, tăng 13,65% so với cùng kỳ, vượt 7,8% kịch bản. 
 
Trên cơ sở nhận diện rõ thuận lợi, khó khăn thách thức phải đối diện trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới và trong nước, cùng với thu hút đầu tư, nguồn vốn FDI phát triển công nghiệp công nghệ cao, ngành thương mại, dịch vụ, du lịch được xác định là trụ cột trọng tâm trong công tác xây dựng kịch bản tăng trưởng và điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
 
 
Lắp ráp ti vi tại nhà máy Foxconn (KCN Đông Mai, TX Quảng Yên).
 
Điểm nhận thấy rõ là tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ ước đạt 12,51%, cao hơn 1,27 điểm % so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 28,3% trong GRDP.
 
Riêng ngành Du lịch tập trung đẩy mạnh các hoạt động kích cầu du lịch; khai thác hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại; tổ chức nhiều hoạt động quảng bá và kết nối mới, như: Mở đường bay Vân Đồn (Quảng Ninh) - Trà Nóc (Cần Thơ) và ngược lại; Carnaval Hạ Long 2023, Tuần Du lịch hè Hạ Long 2023 với hàng chục sự kiện hấp dẫn, thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ đa dạng, độc đáo có sức cạnh tranh cao tại Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Uông Bí, Móng Cái, Cô Tô, đón đầu mùa du lịch hè mới... Điều này đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ du khách, tạo làn sóng tăng trưởng mới với khoảng gần 9 triệu lượt du khách đến tỉnh trong 6 tháng đầu năm, tăng 61% cùng kỳ, đạt 108% kịch bản; tổng doanh thu du lịch đạt trên 16.600 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ, đạt gần 100% kịch bản tăng trưởng cả năm.
 
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 28.000 tỷ đồng, bằng 53% dự toán Trung ương giao, tăng hơn 6% kịch bản. Trong đó thu từ hoạt động XNK ước đạt 7.000 tỷ đồng, bằng 61% dự toán Trung ương giao, tăng hơn 7% kịch bản; thu nội địa mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của nền kinh tế chung, thị trường bất động sản trầm lắng, một số chính sách thuế điều chỉnh giảm, nhưng ước đạt 21.000 tỷ đồng, tăng nhẹ so với kịch bản tăng trưởng.
 
 
Tàu du lịch đưa khách tham quan Vịnh Hạ Long từ Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu.
 
Dù bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước gặp nhiều khó khăn, nhưng nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh đạt và vượt kế hoạch. Đây là động lực, nền tảng quan trọng để tỉnh hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2 con số năm 2023, là năm thứ 8 liên tiếp, kỷ lục mới trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh.
 
Nâng cao chất lượng đời sống người dân
 
Với mục tiêu nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân, chủ đề công tác năm 2023 của tỉnh là “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân”. Qua đó tỉnh không ngừng khẳng định chủ trương nhất quán, xuyên suốt trong phát triển kinh tế - xã hội với quyết tâm, nỗ lực thực hiện mục tiêu cao nhất vì cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân.
 
Bám sát chỉ tiêu nâng cao chất lượng đời sống nhân dân đã được nêu cụ thể trong Nghị quyết số 12-NQ/TU (ngày 28/11/2022) của Tỉnh ủy "Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023", trong 6 tháng đầu năm cùng với đẩy mạnh thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia gắn với Nghị quyết số 06-NQ/TU, nhằm tạo động lực quan trọng trong việc phát triển các khu vực miền núi, kéo giảm khoảng cách vùng miền; tỉnh đã gắn kết chặt chẽ giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển con người, xây dựng văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh, đảm bảo an sinh, phúc lợi, tiến bộ và công bằng xã hội, hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần theo các tiêu chí của hạnh phúc.
 
 
Đường nối 2 xã Đại Thành - Đại Dực (huyện Tiên Yên) hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại và giao thương.
 
Các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện hiệu quả chủ đề công tác năm về “nâng cao chất lượng đời sống nhân dân” thông qua xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống nhân dân trên địa bàn tỉnh; áp dụng quy định mới chuẩn nghèo đa chiều; ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức phát động đợt cao điểm ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà ở dột nát trên địa bàn tỉnh năm 2023 với mục tiêu hoàn thành xong trước ngày 2/9; xây dựng môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, văn minh, văn hóa phát triển.
 
Cùng với đó, triển khai kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động, chú trọng đào tạo nghề cho lao động gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động. Trong 6 tháng đã tổ chức hàng chục phiên giao dịch việc làm, tạo điều kiện để hơn 1.500 lao động tiếp cận với việc làm mới, tạo việc làm tăng thêm ước đạt 9.600 người, giải quyết khó khăn việc làm sau ảnh hưởng của các doanh nghiệp bởi dịch bệnh.
 
HĐND tỉnh phân bổ 457 tỷ đồng kinh phí tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học ngành Giáo dục; 245 tỷ đồng kinh phí tăng cường cơ sở vật chất ngành Y tế; 277 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh; bố trí 745,5 tỷ đồng chi đầu tư công từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để đầu tư xây dựng 12 trường học…
 
Điều này góp phần quan trọng giúp đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo; mở rộng cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
 
 
Dự án nâng cấp Bệnh viện Phổi Quảng Ninh sẽ hoàn thành trong năm 2023.
 
Thúc đẩy các trụ cột tăng trưởng kinh tế được tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm; các lĩnh vực giáo dục, y tế, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, đời sống nhân dân được nâng cao theo các tiêu chí của “hạnh phúc” trong 6 tháng đầu năm 2023 là cơ sở quan trọng để tỉnh hiện thực hóa các mục tiêu, kế hoạch cả năm 2023 và của nhiệm kỳ.