• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 8:54:09 CH - Mở cửa
Thất thường giá mủ cao su
Nguồn tin: Báo Bình Thuận | 08/06/2023 8:10:00 CH
Bắt đầu vào mùa cạo mủ nhưng dân trồng cao su lo lắng bởi giá mủ đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay, chỉ 22 triệu đồng/tấn, so với cuối vụ trước mủ cao su đã rớt từ 4 - 8 giá/tấn (tương đương 4 - 8 triệu đồng/tấn).
 
Anh Trịnh Thành ở xã Măng Tố, Tánh Linh mấy hôm nay cứ băn khoăn nửa muốn đi mở “miệng” cây cao su để lấy mủ, nửa muốn cho cây nghỉ thêm 1 thời gian và chỉ bón phân cầm chừng vì giá mủ đang ở mức quá thấp. Anh cho biết: “Giá mủ thấp nên người dân trong vùng lo lắng, ai cũng ngóng chờ giá nhích lên tí đỉnh để mở “miệng” cây cao su lấy mủ, có khoản chi tiêu cho gia đình nhưng tình hình này xem ra rất khó khăn…”.
 
 
Ở Tánh Linh, vùng Gia Huynh, Suối Kiết được xem là “thủ phủ” cao su của Bình Thuận. Nơi đây có doanh nghiệp trồng hàng trăm ha cao su, với hộ gia đình có người khá giả thì làm vài chục ha, còn lại đa phần người dân làm từ 1 – 7 ha là bình thường. Với những đơn vị làm diện tích lớn, phải thuê nhân công quản lý, cạo mủ, chăm sóc vườn nên thường giá mủ thấp chủ vườn sẽ không cạo bởi cạo sẽ lỗ tiền thuê nhân công. Ngược lại chỉ bón phân cầm chừng để dưỡng cây và chờ giá cao su lên ở một mức nhất định lúc ấy mới bung ra mở “miệng” lấy mủ. Anh Bình ở Đức Linh có hơn 50 ha cao su ở xã Gia Huynh đang độ chín lấy mủ, năm nay anh chưa mở “miệng” cây để lấy mủ nhưng vẫn bón phân để giữ “sức khỏe” cho cây cao su, chờ giá nhích lên sẽ khai thác. Anh kể: Mấy năm trước bị “mất ăn” khi đầu mùa giá mủ chỉ 22 – 23 triệu đồng/tấn, không phải riêng tôi mà nhiều hộ khác bỏ vườn không chăm sóc, đến khi giá mủ lên đột ngột 30 triệu đồng/tấn, rồi 35 triệu đồng/tấn và đỉnh điểm là 39 triệu đồng/tấn nên người bỏ vườn không kịp trở tay để bón phân cạo mủ. Rút kinh nghiệm từ đợt ấy, 3 năm trở lại đây dù đầu vụ giá thấp nhưng nhà vườn không cạo nhưng vẫn bón phân cầm chừng để khi giá nhích lên sẽ kịp khai thác…
 
Toàn tỉnh hiện có khoảng 45.000 ha cao su, trong đó gần 2/3 diện tích cho thu hoạch, bình quân lượng mủ từ 14 – 15 tạ/ha, có nơi thổ nhưỡng tốt và được chăm sóc đúng quy trình thì thu 18 tạ/ha. Riêng ở Tánh Linh diện tích cao su chiếm ½ diện tích cao su của tỉnh. Đa phần người trồng cao su cho rằng giá cao su nằm ở mức 24 triệu đồng/tấn cạo mủ sẽ không có lãi. Vì vậy các vườn cao su không mở “miệng” cây để… chờ giá. Các vườn này nông dân gọi đùa là để dưỡng cây nhưng trên thực tế là nhà vườn “xót của” vì đã rót nhiều vốn để đầu tư cây cao su nhưng đến khi thu hoạch vẫn không cho lợi nhuận, ngược lại còn lỗ công nên phải gồng mình chờ thị trường…
 
Thời tiết đã chuyển sang hẳn mùa mưa, thời điểm này những năm trước nhà nhà đã đi mở “miệng” cao su để đón những giọt “vàng trắng” đầu mùa nhằm có kinh phí để xoay xở chuyện gia đình. Tuy nhiên, năm năm giá mủ đầu mùa quá thấp làm không ít người trồng cao su lo lắng, hy vọng thời gian tới giá mủ cao su sẽ nhích lên để người dân trồng cao su có thu nhập tốt…