• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,51 +3,98/+0,32%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:24:59 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,51   +3,98/+0,32%  |   HNX-INDEX   221,26   +0,59/+0,27%  |   UPCOM-INDEX   93,44   +0,36/+0,39%  |   VN30   1.314,86   +5,14/+0,39%  |   HNX30   459,99   +0,98/+0,21%
23 Tháng Giêng 2025 9:30:48 SA - Mở cửa
Giám đốc phân tích BSC: Nâng hạng là thêm gia vị cho thị trường, chứ không là món chính
Nguồn tin: Tạp chí Nhịp sống thị trường | 15/10/2024 3:52:04 CH

Tại Talk show Phố Tài chính (The Finance Street Talk Show) trên VTV8, ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích BSC cho rằng món chính vẫn là việc thị trường của chúng ta phải có những sự tăng trưởng cả về mặt vĩ mô cũng như chất lượng doanh nghiệp, chất lượng quản trị và những sản phẩm đa dạng ở trên thị trường.

​​​​​​​

BTV Mùi Khánh Ly: Như ông cũng đã thấy FTSE vẫn giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng nhưng đánh giá rằng, việc duy trì tốc độ thay đổi là điều cần thiết nếu Việt Nam muốn được nậng hạng vào năm 2025, ông đánh giá như thế nào về kết quả này?

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, Công ty CP Chứng khoán BIDV (BSC): Kết quả đợt review vừa rồi của FTSE Russell, tôi đánh giá là không có sự bất ngờ quá lớn đối với giới đầu tư. Và những đánh giá của FTSE thì mặc dù họ chưa nâng hạng thị trường Việt Nam, nhưng những đánh giá rất ngắn gọn của FTSE đã cho thấy họ đã ghi nhận những sự cải thiện, đặc biệt là nỗ lực từ phía những nhà quản lý của Việt Nam trong việc đưa ra các chính sách để cải thiện những điểm mà FTSE đã nhấn mạnh trong kỳ review trước đó.

Chính vì vậy, chúng tôi đánh giá rằng những kỳ review gần nhất vào tháng 3/2025 và kỳ quan trọng hơn là kỳ review vào tháng 9 của năm 2025 sẽ là cơ hội lớn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng thành thị trường mới nổi theo tiêu chí của FTSE. Chúng ta sẽ cùng theo dõi tiếp trong những tháng sắp tới đây, đặc biệt là việc áp dụng những thông tư Bộ Tài chính vừa đưa ra trong tháng 9 vừa rồi.

Vậy nếu Việt Nam duy trì tốc độ thay đổi như hiện có, khả năng nâng hạng trong 2025 đang hiện hữu. Thông thường đối với các thị trường mà được FTSE công bố như vậy sẽ có diễn biến như thế nào?

BSC có đánh giá lại những đợt gần nhất mà FTSE Russell nâng hạng cho các thị trường chứng khoán khác, trong đó có một số thị trường cũng khá nổi bật gần đây như thị trường chứng khoán Trung Quốc, thị trường Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất, thị trường Ả Rập Xê Út, thị trường Qatar… thì có một đặc điểm chung là không phải đến khi FTSE Russell công bố quyết định, thị trường chứng khoán mới có sự thay đổi về mặt điểm số hay thanh khoản, mà thường là là thị trường sẽ sôi động trước đó, thậm chí là trước cả năm.

Đặc biệt, thanh khoản sẽ tăng lên rất nhanh và sau đó xu hướng nhà đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu mua ròng từ trước khi quyết định nâng hạng được công bố. Và khi nhìn vào cơ chế vận hành của các nhà tạo lập chỉ số bao giờ họ sẽ phải tham khảo ý kiến của những người sử dụng là các quỹ đầu tư nước ngoài, vì vậy khi các nhà đầu tư đánh giá khả quan về một thị trường, họ cũng đã dự đoán rằng thị trường có khả năng cao được nâng hạng hay không. Và đôi khi thời điểm chính thức công bố nâng hạng, chúng ta còn có thể thấy thị trường điều chỉnh vì lúc đó gần như là tất cả các thành phần tham gia thị trường đều đã biết thông tin đó rồi.

Đối với Việt Nam, tôi nghĩ rằng cũng sẽ không có quá nhiều khác biệt. Chúng ta cũng đã ở trong danh sách chờ nâng hạng từ năm 2018 đến nay, khoảng thời gian cũng khá dài và cũng nhiều nhà đầu tư nắm được thông tin là Việt Nam có tiềm năng được nâng hạng. Do vậy nên tôi nghĩ trong thời gian sắp tới, khi sự lạc quan về các tiêu chí đang dần thể hiện rõ hơn, chúng ta cũng sẽ nhìn thấy động thái của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài rõ ràng hơn. Chúng tôi cũng kỳ vọng, thanh khoản của thị trường trong thời gian sắp tới, cụ thể là cuối năm 2024 và sang đầu 2025 sẽ tăng trưởng tương đối mạnh.

Với bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam hiện nay thì liệu có tạo thêm đà tích cực cho thị trường trong bối cảnh chuẩn bị được nâng hạng không?

Từ đánh giá của BSC, sau một giai đoạn từ cuối năm 2022 đến giữa năm 2023, kinh tế Việt Nam đã gặp một khoảng trũng về mặt tăng trưởng do ảnh hưởng mạnh của dịch bệnh…Và từ đầu năm 2024, đặc biệt trong quý II, quý III, nền kinh tế đã bắt đầu xu hướng phục hồi tương đối rõ nét, GDP tăng trưởng, khu vực bán lẻ cũng đã bắt đầu tăng trở lại ở mức 8,5 - 9% so với năm ngoái. Thêm vào là tăng trưởng của khối du lịch lữ hành, hay tăng trưởng xuất khẩu cũng vào khoảng hơn 16,5% và nhập khẩu tăng trưởng 17,8...còn tốc độ giải ngân FDI vẫn đang tăng trưởng 8 – 9% so với cả cùng kỳ.

Bên cạnh đó, chúng ta thấy các chính sách tài khóa và tiền tệ thì vẫn đang theo hướng hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế nhiều hơn. Điều này hết sức phù hợp, nhất là sau giai đoạn chúng ta chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ dịch bệnh cho đến thiên tai, lũ lụt. Đây là thời điểm mà chúng ta cần phải có những sự hỗ trợ về mặt chính sách tài khóa lẫn tiền tệ để đảm bảo cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể dồn một lượng sức lớn cho nhịp tăng trưởng sắp tới đây, cùng với đó là bối cảnh đang được đánh giá để nâng hạng lên thị trường mới nổi. Tôi nghĩ, hiện thị trường chứng khoán Việt Nam về thanh khoản cũng như quy mô đã tương đương với rất nhiều thị trường mới nổi khác rồi, chỉ còn một số tiêu chí chúng ta cần hoàn tất cải thiện. Do vậy, khi nền kinh tế có sự phục hồi vững vàng hơn, đặc biệt là kỳ vọng vào 2025 – 2026, cộng với thông tin được nâng hạng sẽ tạo một sức bật lớn cho thị trường.

Theo ông, nhà đầu tư và các thành viên thị trường nên chuẩn bị những gì đón cơ hội nâng hạng của Việt Nam?

Theo đánh giá của chúng tôi, giai đoạn này rất quan trọng, vì nếu như chúng ta chờ đến khi việc nâng hạng đã xong thì lúc đó có đã có quá nhiều chuyển biến và những diễn biến thị trường cũng sẽ nhanh. Cho nên giai đoạn hiện tại vẫn còn ít nhất là sáu tháng đến một năm cho tới kỳ review quan trọng tiếp theo, đây gọi là thời điểm “vàng” cho tất cả các thành viên trên thị trường có sự chuẩn cho các cơ hội sắp tới.

Đối với các cơ quan quản lý đây sẽ là thời gian để họ đánh giá và cân đối lại những chính sách theo hướng chúng ta ngày càng minh bạch hóa hơn, cũng như tạo nhiều điều kiện hơn cho nhà đầu tư nước ngoài như công bằng trong tiếp cận thông tin cũng như là công bằng trong chính sách.

Đối với các thành viên thị trường tham gia dưới góc độ là cung cấp dịch vụ, như công ty chứng khoán hay công ty quản lý quỹ, giai đoạn sắp tới đây rất quan trọng khi thị trường có thể bùng nổ về mặt quy mô. Do vậy nên để đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ cũng như khả năng cạnh tranh cũng sẽ cần chuẩn các nền tảng kỹ thuật và vốn cho giai đoạn sắp tới.

Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn, thì đây sẽ là một cơ hội quan trọng vì không phải lúc nào cũng sẽ diễn ra việc nâng hạng đối với một quốc gia. Các doanh nghiệp sẽ có những cổ đông chất lượng hơn, cũng như gia tăng khả năng huy động vốn.

Còn đối với các cá nhân nhà đầu tư, chúng ta cần phải theo dõi rất kỹ những chuyển biến sớm của thị trường và nó cũng sẽ thể hiện ở trên điểm số cũng như thanh khoản của thị trường, chúng ta tìm kiếm cơ hội đầu tư trước khi chúng ta có sự gia nhập mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

Vậy những nhóm ngành nào sẽ tiềm năng để đầu tư đón sóng nâng hạng theo hai ông?

Từ góc nhìn của tôi, nâng hạng là thêm gia vị cho thị trường, chứ không là món chính, món chính vẫn là việc thị trường của chúng ta phải có những sự tăng trưởng cả về mặt vĩ mô cũng như chất lượng doanh nghiệp, chất lượng quản trị và những sản phẩm đa dạng ở trên thị trường.

Khi một quốc gia được nâng hạng trong hệ thống xếp hạng của FTSE hay MSCI, về cơ bản sẽ có hai chuyển biến nhanh nhất chúng ta sẽ nhìn thấy.

Thứ nhất là các quỹ ETF, các quỹ passive, họ sẽ có phân bổ theo các chỉ số FTSE đã có với thị trường Việt Nam và phần đông trong các chỉ số đó là những cổ phiếu vốn hóa lớn và thanh khoản tốt, và những cổ phiếu này các nhà đầu tư cũng đã quen mặt rồi đặc biệt là trong danh sách VN30.

Thứ hai, tôi thấy trong thời gian dài làm việc với các nhà đầu tư, phần đông các nhà đầu tư nước ngoài họ vẫn rất quan tâm đến những ngành mà có tăng trưởng dài hạn ở Việt Nam, chẳng hạn như những ngành liên quan đến chứng khoán, ngân hang, công nghệ thông tin, tiêu dùng bán lẻ hay logistic và khu công nghiệp… đấy là những ngành vẫn đang nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, nên nếu chúng ta được nâng hạng, thì mức độ quan tâm đó sẽ gia tăng.

Tất nhiên đây chỉ là phần nửa đầu của câu chuyện, nửa sau vẫn là sau khi nâng hạng chúng ta như thế nào. Bởi vì cũng có những trường hợp quốc gia sau khi nâng hạng một thời gian, họ lại không đáp ứng được các tiêu chí đó nữa thì họ lại bị chuyển từ thị trường mới nổi xuống thị trường cận biên hoặc bị chuyển ra khỏi cận biên, tác động xấu đến thị trường đó.

Do vậy, đây là một quá trình mà tất cả các thành viên thị trường, từ những người làm chính sách cho đến các doanh nghiệp hay các thành viên cung cấp dịch vụ thị trường và nhà đầu tư cần phải liên tục hoàn thiện, đóng góp vào sự phát triển chung của thị trường chứng khoán thì việc nâng hạng mới thực sự có ý nghĩa.

Hà My-Link gốc