• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 11:49:12 CH - Mở cửa
Doanh nghiệp gia đình ở Việt Nam vẫn lo ‘bài toán’ chuyển giao
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 20/03/2024 8:36:19 SA

Nhìn từ câu chuyện ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT của CTCP tập đoàn Hoa Sen, lên lộ trình trao quyền công ty cho con cái của mình, để thấy đây cũng là thực tế chung của nhiều công ty gia đình ở Việt Nam. Tuy vậy, việc chuyển giao cho thế hệ kế cận không phải là điều dễ dàng, vẫn đặt ra “bài toán” đầy thách thức khi mà một cuộc khảo sát cho thấy có đến 42% số người được hỏi cho biết có mức độ tin tưởng thấp hơn giữa Thế hệ kế nghiệp và Thế hệ đương nhiệm. 

Trong phần thảo luận tại đại hội cổ đông thường niên năm tài chính 2024 của CTCP tập đoàn Hoa Sen (HSG) diễn ra mới đây, điều làm cho dư luận chú ý khi ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT của HSG, có thông báo với các cổ đông là trong một vài năm tới sẽ xem xét chuyển giao toàn bộ cổ phần tại tập đoàn cho cô con gái út (sinh năm 2001) sau khi ông lui về xuất gia theo nguyện vọng cá nhân.

Trao quyền không phải là điều dễ dàng

Ông Vũ nói rằng phải có trách nhiệm thông báo về lộ trình chuyển giao này. Thực ra, bản thân ông cũng không hề muốn con gái thay mình bởi việc điều hành một tập đoàn như HSG là phải dấn thân. Nhưng thắp đuốc giữa ban ngày tìm không ra một người doanh nhân để ông chuyển giao, nhất là khi ngoài năng lực còn đạo đức, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. 

Một số DN gia đình hoạt động trong ngành hàng lúa gạo đã cho thấy tính hiệu quả về thương hiệu và năng lực xuất khẩu khi chuyển giao cho thế hệ kế cận.

Vị chủ tịch của HSG cũng chia sẻ thêm là cô con gái út của ông sau khi học xong sẽ về công ty làm việc từ vị trí nhỏ nhất, kế toán, nhân viên văn phòng và có 10 năm để rèn luyện. Và nếu như sau 10 năm con gái của ông không muốn kế thừa thì sẽ tính hướng khác.

Có thể nói không riêng gì ông Vũ, việc làm sao để chuyển giao một cách thành công cho thế hệ kế cận vẫn là “bài toán” của nhiều doanh nghiệp (DN) gia đình ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt với những DN có quy mô hoạt động lớn thì chuyển giao lại càng là thách thức lớn.

Cần nhắc thêm, các DN gia đình thuộc khu vực kinh tế tư nhân vẫn chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam, điều này có thể thấy rõ với trường hợp cụ thể là HSG với mục tiêu về doanh thu thuần trong năm 2024 là 34.000 - 36.000 tỷ đồng. 

Như một khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, 100 DN gia đình lớn nhất tại Việt Nam đóng góp khoảng 25% GDP của cả nước. Không những vậy, trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam có nhiều DN gia đình và không ít trong số này có cổ phiếu thuộc nhóm mã bluechips trên thị trường chứng khoán.

Với tầm ảnh hưởng lớn như vậy nhưng việc trao quyền cho thế hệ kế cận của các công ty gia đình không phải là điều dễ dàng. Có những trường hợp phía thế hệ tạo lập DN (F1) đã chọn được đúng người và cho thấy mức độ hiệu quả cho công ty ngày càng nâng lên, nhưng cũng có trường hợp mà tính hiệu quả còn đặt ra dấu hỏi ở phía trước. 

Đơn cử như bà Vưu Lệ Quyên, tổng giám đốc hiện tại của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti's) được đánh giá là một điển hình thế hệ kế thừa (F2) thành công. Bà là con gái đầu của ông Vưu Khải Thành, người sáng lập thương hiệu giày Biti's. 

Sau khi tiếp quản công ty từ cha mình, bà Quyên đã tiến hành đổi mới toàn diện công ty thông qua thương hiệu giày thể thao hướng đến thế hệ trẻ và thực hiện mô hình kinh doanh mới với cửa hàng tiếp thị, bán hàng trực tiếp không qua đại lý. Mô hình mới này đã giúp doanh thu của Biti’s liên tục tăng trưởng qua các năm.

Trong khi đó, ở một DN khác là CTCP tập đoàn Kido, cách đây 3 năm, khi nhảy sang lĩnh vực là dịch vụ ăn uống (F&B), ông Trần Lệ Nguyên, nhà sáng lập kiêm tổng giám đốc của công ty này đã giao cho con gái là bà Trần Tuyết Vân phát triển dự án mới này với mục tiêu doanh thu vượt 1.000 tỷ trong 3 năm đầu. 

Theo đó, trong dự án mới này, bà Vân đảm nhận vị trí tổng giám đốc CTCP Đầu tư Thương mại TTV là công ty vận hành chuỗi cà phê, trà sữa mới dưới thương hiệu Chuk Chuk. Tuy nhiên, đến tháng 12/2022, phía Kido đã thông qua quyết định thoái vốn khỏi mảng bán lẻ theo chuỗi cửa hàng này. 

Vẫn lo thiếu tin tưởng lẫn nhau

Còn tính hiệu quả của chuỗi hệ thống Chuk Chuk liệu có đạt mục tiêu doanh thu vượt 1.000 tỷ trong 3 năm đầu hay không hiện vẫn là dấu hỏi lớn. Trong khi đó, thông tin đưa ra hồi tháng 2/2024 cho thấy công ty do con gái của nhà sáng lập Kido điều hành là CTCP Đầu tư Thương mại TTV đã bị Bảo hiểm xã hội (BHXH) Tp.HCM nhắc tên trong danh sách các DN chậm đóng BHXH từ 3 tháng tính đến hết ngày 31/1/2024 với số tiền chậm đóng là 3,7 tỷ đồng.

Trong câu chuyện chuyển giao thế hệ kế cận cũng nên nhắc đến Báo cáo Khảo sát DN Gia đình Việt Nam năm 2023 của Công ty kiểm toán PwC. Theo đó, trong quá trình khảo sát, khi được hỏi về mức độ tin tưởng giữa các thành viên trong gia đình, 42% số DN gia đình tham gia khảo sát, cho biết giữa Thế hệ kế nghiệp và Thế hệ đương nhiệm có sự thiếu tin tưởng lẫn nhau.

Trên thực tế, kết quả khảo sát về Thế hệ kế nghiệp tại Việt Nam của PwC cho thấy 61% Thế hệ kế nghiệp cảm thấy khó khăn trong việc chứng tỏ bản thân như một nhà lãnh đạo mới, chủ yếu xuất phát từ 2 lý do: Thế hệ đương nhiệm chưa sẵn sàng chuyển giao (42%); và Thế hệ kế nhiệm gặp khó khăn trong việc khám phá thế mạnh, đam mê của bản thân (42%).

Sự phân chia thế hệ này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh chuẩn bị cho Thế hệ lãnh đạo kế nghiệp tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình. Khác biệt về giá trị và kỳ vọng giữa Thế hệ đương nhiệm và Thế hệ kế nghiệp có thể khiến cho DN gia đình không thể xây dựng giá trị lâu dài tồn tại qua nhiều thế hệ.

Là người tham gia vào cuộc khảo sát này, ông Đỗ Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP tập đoàn Indevco (con trai của ông Đỗ Thành Trung là người sáng lập DN này), cho biết đã được chuẩn bị sẵn sàng cho vai trò lãnh đạo tập đoàn hiện tại sau khi được chuyển giao vào năm 2019.

Theo ông Dũng, khi chuyển giao thế hệ, giá trị cốt lõi thời kỳ đầu của người sáng lập có thể sẽ không được tiếp thu hoàn toàn bởi người kế nghiệp hoặc không phù hợp trong bối cảnh kinh doanh mới ở thế hệ tiếp quản. 

“Để quá trình chuyển giao được thành công, thế hệ sáng lập và kế nhiệm lẫn các thành viên trong gia đình cần thẳng thắn chia sẻ về việc xây dựng các giá trị và mục đích chung, vai trò và trách nhiệm của các thành viên gia đình”, ông Dũng nói.

Ông Dũng chia sẻ rằng điều này rất quan trọng để gia đình cùng lèo lái DN tiến về phía trước. Và ông tin rằng sự liên kết, đồng thuận trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến cách thức DN gia đình xây dựng niềm tin với các bên khác như khách hàng, nhân viên, đối tác.

Chung quy lại, với tầm ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế, việc các DN gia đình tìm lời giải trước “bài toán” chuyển giao cho thế hệ kế cận một cách đúng đắn là rất quan trọng. Nhất là cần xây dựng niềm tin lẫn nhau, nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác để hoạt động sản xuất kinh doanh của DN vượt qua những khó khăn và vươn lên mạnh mẽ hơn.    

Thế Vinh