• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
09 Tháng Mười Một 2024 11:25:33 CH - Mở cửa
VNINDEX giảm gần 14 điểm trong ngày hệ thống VNDIRECT bị tê liệt
Nguồn tin: VietNam Finance | 25/03/2024 3:39:56 CH

Chỉ số VN-Index giảm khá mạnh trong phiên 25/3 trong bối cảnh hệ thống VNDIRECT bị tê liệt do tấn công mạng. Thanh khoản vẫn ở mức cao.

Phiên 25/3, chỉ số VN-Index giảm 13,94 điểm, tương đương 1,09%, xuống 1.267,86 điểm. Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh hệ thống giao dịch của Công ty Chứng khoán VNDIRECT bị tê liệt. Được biết, VNDIRECT đang là công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu lớn thứ ba trên sàn HoSE.

Cổ phiếu ngân hàng giảm khá sâu. Theo đó, CTG giảm 2,8%, STB giảm 2,53%, ACB giảm 2,31%, BID giảm 2,21%, MSB giảm 1,99%, LPB giảm 1,49%, MBB giảm 1,4%, SSB giảm 1,12%... Sắc xanh hiện lên ở số ít cổ phiếu như EIB, NAB, VPB, TPB.

Nhóm chứng khoán còn diễn biến tệ hơn. VND mặc dù chỉ chịu ảnh hưởng bởi sự cố hệ thống giao dịch nhưng chỉ giảm 1,44%, trong khi đó, VCI và VDS đều giảm trên 3% cùng hàng loạt mã giảm mạnh hơn VND như CTS, HCM, AGR. Riêng TVB gây ấn tượng đặc biệt khi tăng kịch trần.

Cổ phiếu bất động sản phân hóa nhưng sắc đỏ vẫn áp đảo. Ở phe tăng, nổi bật nhất là NVL tăng 3,51%, QCG và HPX thậm chí tăng kịch trần, trong khi đó, các mã như VIC, DIG, NLG tăng nhẹ. Ở phe giảm, đa số cổ phiếu chỉ mất chưa tới 1% giá trị; một số mã giảm mạnh hơn có thể kể đến VRE giảm 2,43%, KBC giảm 1,96%, VCG giảm 1,17%, SZC giảm 1,73%.

Với nhóm sản xuất, các mã vốn hóa trên trung bình giao dịch khá tiêu cực. Theo đó, HPG giảm 1,15%, GVR giảm 4,06%, MSN giảm 3,82%, DGC giảm 2,91%, VGC giảm 2,05%, GEX giảm 1,8%, DCM giảm 1,57%, VHC giảm 2,33%. Các mã vốn hóa nhỏ hơn phân hóa hơn nhưng đa phần biến động với biên độ hẹp, ngoại trừ VCF tăng kịch trần.

Cổ phiếu năng lượng, hàng không và bán lẻ chìm trong sắc đỏ: GAS giảm 0,12%, POW giảm 0,87%, PGV giảm 2,05%, PLX giảm 1,58%; VJC giảm 1,47% trong khi HVN đứng giá tham chiếu; MWG giảm 1,63%, PNJ giảm 2,54%, FRT giảm 1,14%, DGW giảm 3,8%.

Nhà đầu tư ngoại tiếp tục trạng thái bán ròng trên sàn HoSE với giá trị bán ròng là 543 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất là VNM, MSN, VHM, VND, PVD.

Toàn sàn HoSE có 119 mã tăng giá, 71 mã đứng giá tham chiếu và 351 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức cao dù hệ thống VNDIRECT gặp sự cố, đạt 27.231 tỷ đồng.

Thanh Long