• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 9:26:29 CH - Mở cửa
Kinh tế vĩ mô - “bệ đỡ” quan trọng của thị trường chứng khoán
Nguồn tin: Thời báo Tài chính VN | 03/07/2024 2:25:17 CH

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh, "bệ đỡ" quan trọng nhất của thị trường chứng khoán là ổn định kinh tế vĩ mô, chính trị xã hội. Trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động, Việt Nam vẫn giữ ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô. Đây sẽ là yếu tố giúp thị trường chứng khoán của Việt Nam giữ được sự ổn định.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng do đâu?

Tại hội thảo về nâng hạng thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Báo Lao Động tổ chức chiều 2/7, ông Bùi Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra nhận định về vấn đề bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian vừa qua.
 
Ông Hải cho biết, khối ngoại đang nắm giữ khoảng 16% vốn hóa thị trường chứng khoán trong nước, tương đương 46 - 49 tỷ USD. Dù đã có quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng thị trường Việt Nam vẫn có độ mở lớn, tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại cao so với khu vực.
 
 
Nhận định về việc khối ngoại liên tục bán ròng thời gian qua, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khẳng định, đây không phải vấn đề riêng của thị trường chứng khoán Việt Nam, xu hướng này còn xảy ra với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia…
 
Đại diện lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến xu hướng này, trong số các nguyên nhân, có việc đồng USD liên tục tăng giá, lãi suất USD ở mức cao, trong khi VNĐ hay một số đồng tiền trong khu vực mất giá ở mức độ nhất định. Theo đó, nhiều quỹ thay đổi danh mục đầu tư, lựa chọn những thị trường ít rủi ro, hiệu suất cao hơn.
 
Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin thêm, với đà hồi phục trong nửa đầu năm, định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng gia tăng. Giá trị bán ròng của khối ngoại đến nay thấp hơn giá trị tăng thêm của thị trường.
 
"Một số quỹ khi đầu tư vào thị trường mới nổi có giới hạn duy trì tỷ lệ phân bổ vốn nhất định. Khi giá trị thị trường tăng thêm, tỷ lệ này không còn đảm bảo, quỹ ngoại phải bán ra. Việc khối ngoại bán ròng, rút vốn chưa phải hiện tượng tạo ra dư luận tiêu cực" - ông Hải nhấn mạnh.
 
Làm gì để trụ hạng sau khi được nâng hạng?
 
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phân tích, "bệ đỡ" quan trọng nhất của thị trường chứng khoán là tính ổn định vĩ mô của nền kinh tế. Nhìn ra kinh tế khu vực và toàn cầu với những biến động và khó khăn trong những năm vừa qua, Việt Nam vẫn giữ ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô. Vì vậy, không có cơ sở nào khiến thị trường chứng khoán của Việt Nam lại có rủi ro cao.
 
“Đây đó, có chuyện quỹ này, quỹ kia của nước ngoài thay đổi "khẩu vị" do cách quản trị của họ. Họ có điều chỉnh trong cơ cấu danh mục đầu tư là chuyện hết sức bình thường. Cần phân tích bản chất của hiện tượng và có sự nhìn nhận toàn diện để không có những ảnh hưởng không đáng có trên thị trường" - Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nói thêm.
 
 
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì Hội thảo "Tạo động lực nâng hạng thị trường chứng khoán"
 
Trước câu hỏi sau khi thị trường chứng khoán nâng hạng thì làm gì để trụ hạng, ông Bùi Hoàng Hải nhận định, đây là một thách thức. "Nếu không trụ được hạng, dòng vốn có thể chảy ra. Đây là mối quan tâm của các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp. Để trụ được hạng cần tiếp tục thay đổi pháp lý, tạo điều kiện nhà đầu tư tham gia thị trường" - ông Hải cho hay.
 
Câu chuyện nâng hạng, duy trì thứ hạng, theo ông Hải, phụ thuộc vào đánh giá của nhà đầu tư đối với trải nghiệm trên thị trường, chứ không chỉ là trải nghiệm với cơ chế pháp luật. Do vậy, cơ quan quản lý đưa ra cơ chế pháp luật, câu chuyện duy trì hạng vẫn còn phụ thuộc vào doanh nghiệp.
 
Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin thêm, hiện nay thị trường có 42 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD. "Nếu so sánh với các nước trong khu vực thì nước ta không hề ít doanh nghiệp tỷ USD. Việt Nam có những doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn đang chờ thị trường chứng khoán nâng hạng mới niêm yết" - ông Hải nói.
 
Theo ông Nguyễn Khắc Hải - Giám đốc Khối phụ trách luật và Kiểm soát tuân thủ, Công ty Chứng khoán SSI, hiện có khoảng 90 tỷ USD từ các quỹ thụ động (ETF) đầu tư vào họ chỉ số FTSE EM như Vanguard FTSE Emerging Markets ETF (tổng tài sản 76 tỷ USD). Với việc nâng hạng lên thị trường mới nổi, theo ước tính sơ bộ, dòng vốn từ các quỹ ETF có thể lên đến 1,6 tỷ USD, chưa tính đến dòng vốn từ các quỹ chủ động (FTSE Russell ước tính tổng tài sản từ các quỹ chủ động gấp 5 lần so với các quỹ ETF).