• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 9:40:16 SA - Mở cửa
Thanh khoản tăng vọt, VNINDEX lập chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp
Nguồn tin: VietNam Finance | 08/07/2024 3:49:52 CH

Đây đã là phiên tăng thứ 6 liên tiếp của VN-Index, dù gặp phải thử thách rất lớn khi khối ngoại bán ròng tới hơn 2.200 tỷ đồng trên sàn HoSE.

Phiên giao dịch 8/7 gây bất ngờ với không ít nhà đầu tư khi các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với khối lượng rất “khủng”, tạo áp lực lớn lên thị trường. Thống kê cho thấy trên sàn HoSE, khối lượng bán ròng lên đến 2.258 tỷ đồng; còn nếu tính cả 3 sàn, mức bán ròng là 2.439 tỷ đồng.

Động thái này của khối ngoại như “dội gáo nước lạnh” vào các nhà đầu tư kỳ vọng vào việc các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giảm dần mức độ bán ròng và sớm tiến tới mua ròng trở lại. Từ đầu năm tới nay, khối ngoại đã bán ròng tới hơn 57.000 tỷ đồng trên cả 3 sàn. Ở các phiên gần đây, khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng nhưng khối lượng thường chỉ xoay quanh mức 1.000 tỷ đồng/phiên.

Mặc dù chịu áp lực bán rất lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài nhưng chỉ số VN-Index vẫn giữ sắc xanh, dẫu cho mức tăng chỉ vỏn vẹn 0,52 điểm. Đây là phiên tăng thứ 6 liên tiếp của VN-Index kể từ khi tạo đáy ngắn hạn vào cuối tháng 6/2024.

Có thể thấy vai trò của các cổ phiếu tài chính (bao gồm ngân hàng và chứng khoán) hết sức mờ nhạt, lực tăng chủ yếu tới từ các cổ phiếu phi tài chính, nhất là các ngành sản xuất, năng lượng, bán lẻ. Diễn biến này là phù hợp với đà phục hồi của nền kinh tế - câu chuyện chính dẫn dắt thị trường chứng khoán đi lên ở thời điểm hiện nay.

Đi sâu hơn, gây ấn tượng đặc biệt trong phiên 8/7 là cổ phiếu phân bón – hoá chất khi trên sàn HoSE, DCM, BFC, CSV và SFG đều tăng kịch trần, trong khi DPM cũng tăng mạnh. Còn trên sàn HNX, LAS tăng kịch trần gần 10%, các mã vốn hoá nhỏ còn lại đa số cũng diễn biến khả quan.

Ở nhóm năng lượng, POW tăng 3,08%, PLX tăng 5,8% trên sàn HoSE. Còn trên 2 sàn HNX và UPCoM, PVB tăng 7,69%, OIL tăng 3,55%, BSR tăng 2,65%. Với nhóm bán lẻ, MWG tăng 2,13%, PNJ tăng 0,42%, FRT tăng 1,67%.

Một điểm đáng chú ý khác là diễn biến ở nhóm ngành bất động sản khi xuất hiện sự phân hoá rất mạnh. Nhóm Vingroup tiếp tục dò đáy khi VHM giảm 1,17%, VIC giảm 2,42%, VRE giảm 2,4%. Nhiều mã có tên tuổi cũng rớt giá đáng báo động như KDH giảm 2,87%, PDR giảm 2,95% và đặc biệt là bộ đôi nhà Đất Xanh với DXG giảm 4% và DXS giảm kịch sàn. Ở chiều ngược lại, sắc xanh không kém cạnh nhưng mức tăng nhìn chung tương đối khiêm tốn.

Quan sát diễn biến trên, có thể thấy vẫn còn tương đối sớm để nhìn về “sóng” cổ phiếu bất động sản, bởi nhìn tổng thể, nội lực của các doanh nghiệp bất động sản vẫn còn khá yếu dù rằng có thông tin hỗ trợ từ việc bộ ba luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi), Nhà ở (sửa đổi) và Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực sớm từ ngày 1/8/2024.

Ngoài việc tăng phiên thứ 6 liên tiếp với động lực từ các cổ phiếu phi tài chính, một điểm tích cực khác trong phiên là thanh khoản tiếp tục xu hướng tăng. Theo thống kê, giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HoSE phiên 8/7 đạt 17.748 tỷ đồng, tăng 15% so với phiên liền trước. Còn nhớ trong phiên phục hồi đầu tiên sau khi tạo đáy ngắn hạn, thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE chưa tới 12.000 tỷ đồng.

Thanh Long-LINK GỐC