• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
22 Tháng Mười Một 2024 2:39:45 SA - Mở cửa
Giảm nhẹ sau 4 phiên tăng nóng, VNINDEX gặp khó vùng đỉnh 1300
Nguồn tin: VnEconomy | 22/08/2024 4:07:39 CH

Sức mạnh của nhóm cổ phiếu blue-chips không ổn định, nhất là cổ phiếu ngân hàng, đang khiến thị trường gặp khó khăn trong vùng đỉnh cũ. Dù VN-Index giảm không đáng kể 1,27 điểm hôm nay nhưng thanh khoản sàn HoSE lại giảm tới 21%, xuống mức thấp nhất 5 phiên...

 

Thực ra nhóm ngân hàng hôm nay vẫn đóng vai trò khá quan trọng để giúp chỉ số mất ít điểm. SSB tăng 4,85%, TCB tăng 1,59% và CTG tăng 1,17% là 3 trụ kéo điểm mạnh nhất của VN-Index. Ba mã này đem về 1,8 điểm và nếu tính cả 2 trụ “dự bị” khác là VRE tăng 4,23% và MSN tăng 0,65%, 5 cổ phiếu hàng đầu cộng được 2,4 điểm. Vậy mà VN-Index vẫn để mất tổng cộng 1,27 điểm so với tham chiếu.

Nguyên nhân là sự phân hóa ở nhóm trụ. Bản thân các mã ngân hàng lớn nhất là VCB và BID cũng đỏ, giảm tương ứng 0,43% và 0,59%. Nhiều mã lớn khác cũng giảm là HPG giảm 1,53%, GAS giảm 0,59%, VIC giảm 0,72%, VNM giảm 1,46%, GVR giảm 1,28%. Sự thiếu đồng thuận của các mã vốn hóa hàng đầu từng là nguyên nhân khiến VN-Index có 3 lần thất bại tại vùng đỉnh 1300 điểm.

Hôm nay là phiên đầu tiên chỉ số đóng cửa dưới tham chiếu sau nhịp tăng nóng 4 phiên liền trước. Từ hôm qua dù VN-Index tăng khá nhiều nhưng số lượng cổ phiếu lại giảm đáng kể, cho thấy đang có hiện tượng nâng đỡ bằng trụ. Đến hôm nay khi các trụ cũng không còn đủ mạnh, VN-Index quay đầu đỏ thực sự và độ rộng cũng lần đầu tiên có sự áp đảo ở bên đỏ, với 171 mã tăng/228 mã giảm.

Mặc dù tương quan độ rộng nói trên cũng không phải là quá xấu, nhưng nhiều mã trong 3 phiên trở lại đây bắt đầu khó tăng, trồi sụt liên tục và giảm trước chỉ số. Biểu hiện rõ nhất là sự phân hóa ở độ rộng. Đồng thời đây cũng là tín hiệu cho thấy nhà đầu tư bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc chốt lời, nhất là khi VN-Index bắt đầu thử thách vùng đỉnh 1300 điểm lần thứ 4 trong năm 2024.

Thanh khoản khớp lệnh HoSE và HNX cả phiên giảm gần 21% so với hôm qua và giao dịch yếu cả sáng lẫn chiều. Riêng chiều nay giá trị khớp lệnh có tăng nhẹ gần 9% so với phiên sáng nhưng vẫn là thấp nhất trong vòng 5 phiên. Thị trờng thiếu tiền tất yếu dẫn đến sức cầu yếu và blue-chips biểu hiện rõ nhất.

VN30-Index chốt phiên vẫn xanh 0,88 điểm với 12 mã tăng/14 mã giảm nhưng mặt bằng giá đã hạ xuống. Cụ thể, rổ này có tới 18 mã tụt giá so với mức chốt phiên sáng, chỉ 8 mã có cải thiện. Không chỉ ít hơn về số lượng, các mã nhích lên chiều nay cũng yếu và không đủ để cân bằng vốn hóa với nhóm giảm.

SSB là cổ phiếu đáng chú ý nhất phiên chiều khi từ khoảng 2h trở đi đột ngột tăng mạnh. Nếu tính riêng chiều nay SSB đã tăng thêm 1,34% nữa, đóng cửa trên tham chiếu 4,85%, trở thành cổ phiếu kéo điểm khỏe nhất dù vốn hóa còn chưa lọt Top 20 sàn HoSE. Ngoài ra chỉ còn MSN và MWG là có cải thiện khá tích cực. MSN thoát khỏi mức tham chiếu buổi sáng và tăng 0,65%. Thực tế mức tăng này có thể xem là thất bại của MSN vì trong khoảng 10 phút từ sau 1h30 chiều, MSN có nhịp tăng đột ngột mạnh tới 2,71% so với tham chiếu. MWG buổi chiều tăng khoảng 0,57% và đảo chiều vượt được tham chiếu 0,29%. Các cổ phiếu còn lại hầu như chỉ nhích được 1-2 bước giá so với phiên sáng.

Trong tình trạng dòng tiền hạn chế, nhóm cổ phiếu có thể hút dòng tiền và duy trì biên độ tăng tốt hầu như chỉ tập trung vào số ít cổ phiếu. Dù toàn sàn HoSE vẫn ghi nhận 171 mã xanh, nhưng chỉ 20 mã đạt mức thanh khoản quá được 10 tỷ đồng mà có biên độ tăng hơn 1%. 7 cổ phiếu duy nhất có thanh khoản vượt 100 tỷ đồng là TCB, VRE, CTG, NVL, PDR, HCM và SSB. Nhóm tầm trung có CMG tăng 3,99% khớp 87 tỷ; HAX tăng 2,62% khớp 50,9 tỷ; BMP tăng 3,48% khớp 45,3 tỷ; VDS tăng 2,56% với 42,8 tỷ; SGR tăng 6,81% với 36,7 tỷ, TNH tăng 7% với 31,2 tỷ.

Nhóm giảm mạnh hơn 1% lúc đóng cửa có 86 mã, tập trung 23,1% tổng giá trị khớp của sàn HoSE. Tỷ lệ này vẫn chưa nhiều nhưng cũng có một số mã bị xả rõ nét: HPG giảm 1,53% với 621,1 tỷ đồng; VNM giảm 1,46% với 449 tỷ; MBB giảm 1,41% với 322,2 tỷ; HSG giảm 1,43% với 315 tỷ; DPM giảm 1,66% với 121,5 tỷ; NKG giảm 1,38% với 116,1 tỷ; NKG giảm 1,41% với 114,5 tỷ.

VN-Index đóng cửa ở mức 1282,78 điểm, vẫn chưa có tín hiệu rõ nét nào là sẽ quay đầu tạo đỉnh ngắn hạn. Cơ hội để chỉ số đột phá hoặc ít nhất là chạm tới mốc 1300 điểm vẫn còn, nhưng cần sự đồng thuận của các cổ phiếu vốn hóa lớn. Dòng tiền yếu là một hạn chế đáng kể lúc này.

Link gốc