• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
23 Tháng Mười Một 2024 2:59:14 CH - Mở cửa
VNZ: Cổ phiếu của ‘kỳ lân công nghệ’ VNG đang ở vùng đáy 1 năm
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 10/09/2024 12:27:46 CH

Trong bối cảnh thị trường điều chỉnh, diễn biến tiêu cực cũng tiếp tục nối dài đối với cổ phiếu VNZ của “kỳ lân công nghệ” Công ty cổ phần VNG.

Phiên 10/9, cổ phiếu “đắt đỏ” nhất sàn chứng khoán này tiếp tục bị bán mạnh khiến thị giá giảm tới 68.900 đồng/cp, đóng cửa sát giá sàn 392.500 đồng/cp. Cùng với đó, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh là hơn 27,9 nghìn đơn vị, trong khi trước đó trung bình chỉ ở mức vài trăm cổ phiếu/phiên.

Với mức giá này, cổ phiếu VNZ đang ở vùng “đáy” trong 1 năm trở lại đây. Cùng kỳ năm trước, cũng trong tháng 9, thị giá cổ phiếu từng đạt trên mốc 1 triệu đồng/cp.

Cổ phiếu của VNG đang ở vùng đáy 1 năm.

Trước đó, trong phiên 6/9, cổ phiếu VNZ cũng gây chú ý khi bất ngờ khi giảm mạnh xuống 480.000 đồng/cp, “bốc hơi” 35.000 đồng/cp chỉ sau 1 phiên giao dịch. Cùng với đó, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh tăng đột biến lên hơn 15,3 lần trung bình 10 phiên giao dịch gần nhất.

Chỉ qua 2 phiên điều chỉnh mạnh gần nhất, vốn hóa của “kỳ lân công nghệ” này đã “bay” hơn 3.500 tỷ đồng, xuống còn 11.278 tỷ đồng.

Quan sát 10 phiên giao dịch gần nhất, thị giá cổ phiếu VNZ vẫn đi xuống dù có đến 4 phiên tăng điểm.

Đầu năm 2023, cổ phiếu VNZ của VNG chính thức giao dịch trên sàn UPCoM với giá 240.000 đồng/cp. Những phiên sau đó, thị giá cổ phiếu “kỳ lân công nghệ” này liên tục tăng phi mã, lên mức giá kỷ lục 1.434.700 đồng/cp, chỉ sau chưa đầy 1,5 tháng sau khi lên sàn.

Tuy nhiên, sau đó thị giá cổ phiếu VNZ liên tục biến động mạnh theo hướng đi xuống ở mức 650.000 đồng/cp vào thời điểm cuối năm 2023.

Từ đầu năm tới nay, thị giá cổ phiếu VNZ cũng liên tục biến động theo hướng đi xuống, tính đến kết phiên 10/9, thị giá đã “bốc hơi” hơn 30% giá trị.

Diễn biến đáng chú ý trong 2 phiên gần đây của cổ phiếu VNZ diễn ra trong bối cảnh VNG có biến động nhân sự cấp cao.

VNG vừa bổ nhiệm ông Kelly Wong làm Quyền Tổng giám đốc. Trước đó, ông Lê Hồng Minh là nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), Tổng giám đốc của VNG. Còn ông Kelly Wong là Phó tổng giám đốc Khối Trò chơi trực tuyến tại doanh nghiệp này.

VNG được thành lập từ năm 2004, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi trực tuyến. Ngoài việc phát hành trò chơi trực tuyến, VNG còn sở hữu ứng dụng Zalo, nền tảng nghe nhạc trực tuyến Zing MP3 và ví điện tử ZaloPay.

Kết quả kinh doanh của VNG có phần sa sút trong 3 năm trở lại đây, mức lỗ gia tăng. Giai đoạn 2021-2023, công ty lỗ lần lượt 72 tỷ đồng, 1.534 tỷ đồng và 2.317 tỷ đồng.

Dịch vụ trò chơi trực tuyến là mảng hoạt động mang lại nhiều doanh thu nhất cho VNG trong những năm gần đây.

6 tháng đầu năm, VNG đạt doanh thu hợp nhất 4.314 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các loại chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp lớn đã "ăn mòn" lợi nhuận, cộng thêm lỗ từ công ty liên kết khiến VNG lỗ gần 586 tỷ đồng. Song, mức này vẫn thấp hơn con số lỗ của cùng kỳ năm trước là 1.205 tỷ đồng.

Bán niên, VNG vẫn ghi nhận lỗ 18 tỷ đồng từ các công ty liên kết. Cùng kỳ năm trước, công ty ghi nhận lỗ 206 tỷ đồng.

Tại ngày 30/6, VNG có 11 công ty con trực tiếp và 27 công ty con gián tiếp. VNG khá mạnh tay trong việc đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết. Tại ngày 30/6, công ty đầu tư hơn 2.213 tỷ đồng vào các công ty liên kết như Tiki Global, Telio, Funding Asia hay VTH... Các doanh nghiệp này chủ yếu được thành lập ở nước ngoài.

Tuy nhiên, khoản đầu tư này đã lỗ lũy kế hơn 1.047 tỷ đồng nên giá trị đầu tư của VNG giảm còn 1.166 tỷ đồng.

VNG cũng nắm giữ khoản tiền mặt và tiền gửi lớn. Tại ngày 30/6, công ty có hơn 3.402 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, giảm 14% so với cuối năm trước. Doanh nghiệp có tổng tài sản hơn 10.126 tỷ đồng.

Về nợ vay, VNG có khoản nợ vay tài chính 2.031 tỷ đồng, tăng 37% so với đầu năm. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 71%. Hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu là 1,2 lần.

Châu Anh-Link gốc

Cổ phiếu liên quan