• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.292,98 +4,42/+0,34%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:03 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.292,98   +4,42/+0,34%  |   HNX-INDEX   238,02   +0,23/+0,10%  |   UPCOM-INDEX   100,08   +0,74/+0,75%  |   VN30   1.349,45   +4,81/+0,36%  |   HNX30   499,31   +0,46/+0,09%
21 Tháng Hai 2025 3:45:15 SA - Mở cửa
Tham vọng trở thành trung tâm hậu cần chiến lược của Thái Lan
Nguồn tin: Vietnam+ | 19/02/2025 8:45:41 SA

Nhờ vị trí chiến lược nằm giữa Myanmar, Lào, Campuchia và Vịnh Thái Lan, Thái Lan đặt mục tiêu biến vị trí địa lý của mình thành lợi thế kinh tế.

​​​​​​​

Cảng Laem Chabang (tỉnh Chonburi, Thái Lan). Ảnh: Huy Tiến/PV TTXVN tại Thái Lan

Trang mạng của Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế (IARI) của Italy vừa đăng bài phân tích của chuyên gia về Đông Nam Á Simone Del Rosso về tham vọng đầy ẩn ý của Thái Lan với dự án “Cầu đất liền”, một giải pháp thay thế cho eo biển Malacca. Nội dung chính của bài viết như sau:
Với dân số khoảng 72 triệu người, Thái Lan là một trong những nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á. Nhờ vị trí chiến lược nằm giữa Myanmar, Lào, Campuchia và Vịnh Thái Lan, quốc gia này đặt mục tiêu biến vị trí địa lý của mình thành lợi thế kinh tế.
Là thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Thái Lan đóng vai trò tích cực trong quá trình hội nhập kinh tế và chính trị của khu vực, duy trì mối quan hệ cân bằng với Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, phù hợp với chính sách “tự chủ chiến lược”. Chính phủ Thái Lan cũng đã nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS, khẳng định mong muốn củng cố vị thế toàn cầu của họ.
Trong số những sáng kiến tham vọng nhất của Thái Lan nhằm củng cố vị trí trung tâm kinh tế quốc gia, dự án “Cầu đất liền” là nổi bật nhất. Đây là một hành lang đường sắt và đường cao tốc sẽ kết nối bờ biển Vịnh Thái Lan với Biển Andaman, cung cấp một giải pháp thay thế cho Eo biển Malacca. Cơ sở hạ tầng này đại diện cho sự phát triển thực tế và hiện đại nhất của dự án Kênh đào Kra cổ đại, chưa từng được thực hiện.
Dự án Kênh đào Kra nhằm mục đích kết nối biển Andaman (Ấn Độ Dương) với vịnh Thái Lan (Thái Bình Dương), rút ngắn thời gian lưu thông của các tuyến đường thương mại giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1677, dự án nối liền hai vùng biển đã được các cường quốc như Vương quốc Anh, Pháp và Nhật Bản nghiên cứu, nhưng luôn bị gạt sang một bên vì lý do chiến lược và kỹ thuật. Trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã thể hiện sự quan tâm đến việc tích hợp Kênh đào Kra vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), nhưng chi phí cao, tác động đến môi trường và căng thẳng chính trị đã cản trở mọi sự phát triển cụ thể.

Chính phủ Thái Lan trước đây của Thủ tướng Srettha Thavisin hồi tháng 2/2024 đã phê duyệt một dự án trị giá khoảng 30 tỷ USD để phát triển hành lang hậu cần ở miền Nam Thái Lan. Để tài trợ cho dự án, chính phủ của Thủ tướng Thavisin đã tìm kiếm các nhà đầu tư quốc tế, giới thiệu dự án với các đối tác tiềm năng tại Mỹ, Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Saudi Arabia, mở ra khả năng liên doanh.
“Cầu đất liền” là một phần trong kế hoạch kết nối hai đặc khu kinh tế là Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) và Hành lang kinh tế phía Đông (EEC). Dự án xây dựng được chia thành ba giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2036, bao gồm hai cảng và cơ sở hạ tầng kết nối với tổng chi phí khoảng 1.001 tỷ baht (29,71 tỷ USD), gồm 330,81 tỷ baht cho cảng Ranong và 305,67 tỷ baht cho cảng Chumphon, cộng với 360 tỷ baht cho cơ sở hạ tầng kết nối. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ ước tính là 8,62%, với thời gian hoàn vốn là 24 năm. Dự án dự kiến sẽ giúp nâng tỷ lệ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan từ 4% lên 5,5% hàng năm và tạo ra khoảng 280.000 việc làm.
Hiện tại, tàu thuyền phải mất khoảng 9 ngày để băng qua Eo biển Malacca - tuyến đường thương mại hàng hải chính của khu vực và là một trong những tuyến đường biển chiến lược nhất thế giới, nằm giữa Bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra của Indonesia. Eo biển này nối Ấn Độ Dương với Biển Đông và là tuyến đường quan trọng cho thương mại toàn cầu, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa giữa châu Á, Trung Đông, châu Phi và châu Âu.
Về mặt địa chiến lược, đây là cửa ngõ quan trọng cho nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc, trong khi Mỹ và Ấn Độ thừa nhận tầm quan trọng của khu vực này trong việc duy trì tự do hàng hải và an ninh hàng hải trong khu vực.
Trong khi đó, eo biển Malacca cực kỳ quan trọng đối với ba “quốc gia nhỏ” có mặt trong khu vực: Malaysia, Indonesia và Singapore. Về mặt thương mại, eo biển này rất quan trọng đối với dòng hàng hóa đi qua các cảng Klang và Penang của Malaysia.

Indonesia, quốc gia chia sẻ eo biển này với đảo Sumatra, phụ thuộc rất nhiều vào thương mại hàng hải và đóng vai trò trung tâm trong việc kiểm soát quyền tiếp cận eo biển.
Cuối cùng, cảng Singapore phụ thuộc trực tiếp vào dòng hàng hóa đi qua eo biển này. Thành phố này đóng vai trò quan trọng như một trung tâm hậu cần và thương mại toàn cầu, là cảng trung chuyển container lớn thứ hai thế giới.

Dương Hoa-Link gốc