➢ Kết thúc tháng 9, VN-Index đóng cửa ở mức 1287.84 điểm, tăng nhẹ 0,31%. Dù mức tăng không lớn nhưng chỉ số đã giao dịch khá biến động, hồi phục về vùng đỉnh cũ 1285-1300 điểm. Các yếu tố hỗ trợ thị trường trong tháng bao gồm: : (i) các động thái thúc đẩy giải pháp cải thiện mạnh mẽ từ nhà điều hành đến các doanh nghiệp đầu ngành, các ngân hàng thương mại sau bão Yagi; (ii) Ngân hàng nhà nước bơm ròng thanh khoản và tăng dư địa điêu hành từ xu hướng lãi suất (iii) FED cắt giảm lãi suất trong tháng 9 và tiếp tục phát đi tín hiệu chu kì nởi lỏng hơn nữa
➢ Các cổ phiếu vốn hóa lớn luân phiên dẫn dắt thị trường trong khi nhóm midcap và smallcap chịu áp lực điều chỉnh. Tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn do áp lực từ vùng đỉnh cũ và quá trình loại bỏ dòng tiền ngắn hạn.
➢ Dòng vốn toàn cầu đang có xu hướng chảy về thị trường chứng khoán Trung Quốc sau khi nước này công bố gói kích thích kinh tế. Điều này tạo áp lực rút ròng lên các thị trường khác trong khu vực Châu Á. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng với việc FED đảo chiều chính sách, dòng vốn sẽ quay trở lại mạnh mẽ hơn vào các thị trường mới nổi như Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là vào cuối năm 2024 và năm 2025.
➢ GDP quý III tăng 7.4 %, mức tăng mạnh nhất trong 7 quý , trước bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều thử thách: Siêu bão Yagi; Sự sụt giảm mang tính mùa vụ của du lịch Việt Nam - Quốc tế , Dịch vụ ăn uống; Tiêu dùng Bán lẻ vào thời kỳ thấp điểm; Xuất siêu giảm mạnh so với cao điểm tháng 08; Lượng doanh nghiệp đăng kí thành lập không mấy khả quan. Tuy nhiên, trong yếu có tiềm năng, trong rủi ro có cơ hội, Khu vực Dịch vụ - bán lẻ được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt khi mùa mua sắm cuối năm + Tết đang đến gần; Khu vực du lịch , hàng ăn và dịch vụ ăn uống phục hồi nhờ mùa khách du lịch quốc tế đang đến; Khu vực Xuất khẩu tuy qua chu kỳ cao điểm nhưng vẫn tiếp tục nằm trong xu hướng tăng trưởng dài hạn.
|