• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,56 +0,45/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:15:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,56   +0,45/+0,04%  |   HNX-INDEX   223,92   +0,35/+0,16%  |   UPCOM-INDEX   92,25   -0,10/-0,10%  |   VN30   1.300,86   -0,66/-0,05%  |   HNX30   476,23   +0,63/+0,13%
29 Tháng Mười Một 2024 10:19:24 SA - Mở cửa
Hoãn nới room, BMP tính gì?
Nguồn tin: Diễn Đàn Doanh Nghiệp | 30/07/2015 8:39:21 SA

Là một trong những DN được khối ngoại được yêu thích, tỷ lệ sở hữu của khối tại Cty CP Nhựa Bình Minh (BMP) đã gần như chạm giới hạn trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiện tại, khá nhiều chuyên gia cho rằng BMP đang trì hoãn việc xin nới room trong năm nay. Vì sao ?

Hơn một tháng nữa, tới tháng 9/2015, Nghị định 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành sửa đổi một số điều của Nghị định 58, cho phép nới room khối ngoại ở các Cty đại chúng không thuộc các lĩnh vực có điều kiện lên mức không hạn chế (100%), mới có hiệu lực. Nhưng hiện vẫn chưa thấy DN niêm yết nào đã cạn room, có kế hoạch nới room mới cho sở hữu của khối ngoại.
 

Kết quả kinh doanh và cơ cấu cổ đông của Cty Nhựa Bình Minh


Dẫn đầu hiệu quả kinh doanh

Trong số những DN nêu trên, CTCP Nhựa Bình Minh (BMP – HoSE) hoạt động trong lĩnh vực vậy liệu xây dựng – cũng được xem là DN đang giữ ngôi vương ngành. Măc dù xét về thị phần, DN vẫn luôn phải nỗ lực củng cố vị thế cạnh tranh cùng Nhựa Tiền Phong.

Nhìn lại sẽ thấy trước đó, với hơn 50 năm phát triển là DN Nhựa “chính thống” đầu tiên ở miền Bắc, Nhựa Tiền Phong cũng đã có một chặng đường rất dài giữ vị trí dẫn đầu trong ngành nhựa. Đến nay, Nhựa Tiền Phong vẫn chiếm một thị phần lẫn doanh thu rất lớn so với các DN trong ngành. Tuy nhiên, với 35 năm phát triển và những bước chuẩn bị bài bản, rõ ràng cả từ tiết giảm chi phí hoạt động lẫn chiến lược xây nhà máy, mở rộng mạng lưới cửa hàng trực tiếp, từng bước lấn thị phần, từ năm 2012 đến nay, Nhựa Bình Minh đã liên tục dẫn đầu về hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận.

Cần nhớ là ở khoảng 2012 -2013, một giai đoạn khó khăn của hầu hết các DN niêm yết, Nhựa Bình Minh đã lọt tầm ngắm của tổ chức đầu tư Thái – Tập đoàn NawaPlastic. Tập đoàn này đã mua vào 17% cổ phần BMP giai đoạn đó. Cũng trong khi đó, bên cạnh việc cố gắng sử dụng nguyên liệu trong nước để giảm chi phí đầu vào, tránh ảnh hưởng tỷ giá ngoại tệ, BPM vẫn có 60% nguyên liệu được mua từ Cty liên doanh của Nawa. Mối quan hệ gắn kết của nhà mua hàng – nhà đầu tư đã giúp đảm bảo gần như khâu đầu vào cho BMP. Dù vậy, ông Nguyễn Hoàng Ngân – TGĐ của BMP cho biết tại thời điểm hiện nay, khi đang có tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tới 49%, DN vẫn đang cố gắng duy trì tính độc lập trong kinh doanh như một lợi thế của riêng mình.

Để duy trì được lợi thế, tính độc lập đó trong thời gian tới, theo cách duy trì được và có lợi cho đại đa số cổ đông còn lại cũng như cho một thương hiệu Việt, chắc chắn BPM – mà cụ thể  là cổ đông trong nước lớn nhất SCIC, tạm thời đang nắm 29,51% cổ phần BMP, sẽ phải cân nhắc rất nhiều về những kịch bản thay đổi cấu trúc chủ sở hữu tại DN. Có thể hiểu lí do vì sao đầu năm 2014, ông Lê Quang Doanh, Chủ tịch HĐQT BMP rất phấn chấn chờ đợi việc nới room khối ngoại trên 49%, như một phương thức tăng nguồn lực tốt nhất cho DN với thông điệp “BMP sẵn sàng chào đón người mua”, nhưng đến nay, khi Nghị định 60 đã ban hành, DN vẫn chưa hề “động đậy” với kế hoạch nới room.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của Nhựa Bình Minh rất khả quan. Sản lượng bán ra của BMP đạt 31.000 tấn (+16,2%) so cùng kỳ và tỷ suất lợi nhuận gộp cũng đã tăng từ mức trung bình 27% trong năm 2014 lên 30% trong thời gian đầu năm 2015. Lợi nhuận trước thuế tăng đến 41,5% đạt 348 tỷ đồng. Được biết, nguyên nhân chính là do BMP đã bắt đầu tích trữ nguyên vật liệu giá thấp trong thời gian 11/2014 – 1/2015. Ngoài ra, mạng lưới bán hàng của BMP đã tăng mạnh từ 1.200 đại lý trong năm trước lên 1.400 đại lý trong thời điểm hiện tại.

Về vấn đề truy thu thuế, BMP đã được chấp thuận hoàn lại khoản 29 tỷ đồng và vẫn đang khiếu kiện lên để tăng khoản hoàn lại này lên.

Cty cũng cho biết sẽ tiếp tục trích lập thêm cho khoản nợ xấu của Nhựa Đức Thành (trích 17.4 tỷ đồng trong năm) và thêm 8 tỷ của các khách hàng khác.

Về dự án ở Long An, BMP đã hoàn thành 70% tiến độ và số máy đã lắp đặt đã đạt công suất 90%. Dự kiến BMP sẽ di dời số máy tại Quận 6 về KCN này. Theo Cty chứng khoán FPT (FPTS), điều này sẽ giúp tăng được công suất hiện tại mà không cần phải đầu tư mới, vì sẽ đỡ được thời gian thay khuôn khi sản xuất các nhóm sản phẩm khác nhau.

Theo dự báo của FPTS, lợi nhuận trước thuế cả năm của BMP có thể đạt 560-590 tỷ đồng (tăng từ 16-22,3% so cùng kỳ), tương ứng với EPS (lợi nhuận/cổ phần)  đạt 9.605 – 10.119 đồng/cổ phiếu. Theo thống kê, tính đến ngày 24/7, nhà đầu tư nước ngoài chỉ còn có thể mua được hơn 20 nghìn cổ phiếu BMP.

Trì hoãn nới room

Trong thông tin dành cho các nhà đầu tư mới đây, BMP cho biết Cty có thể sẽ xin ý kiến của cổ đông về nới room khối ngoại vào ĐHCĐ 2016, nếu không trái với quy định của Nhà nước. Lí do mà đại diện BMP đưa ra là Cty hiện đang “có quá nhiều việc”. Nhiều CTCK cho rằng BMP đang muốn trì hoãn việc nới room, có thể nhằm để giải quyết dứt điểm câu chuyện với Nhựa Đức Thành, chuyện bị truy thu thuế và theo đó DN có thể sẽ phải đòi lại cổ tức gần 30 tỷ đồng dành cho cổ đông lớn nhất, đã chia. Xa hơn, một CTCK cho biết, không loại trừ các nhà điều hành BMP cũng đang tạo cho mình một lối đi tiếp tục cố gắng để không bị phụ thuộc, bị thâu tóm hoặc chi phối toàn phần bởi khối ngoại!

Hiện xét trong cấu trúc cổ đông, Nhựa Bình Minh vẫn có vẫn có “cơ” giữ được sự độc lập của mình. Bởi ngoài SCIC là một đối trọng lớn nhất thì các tổ chức đầu tư khác như Franklin Templeton Investment Fund và Vietnam Holding Limited cũng đang giữ tỷ lệ sở hữu cổ phần tập trung lần lượt 9,1% và 5,07%. Tất nhiên, vì họ là những nhà đầu tư tài chính, không phải tổ chức đầu tư chiến lược nên việc chuyển nhượng cổ phần thỏa thuận nếu được giá cao cũng không phải là không thể.  Chưa kể, nếu nới room mới, câu chuyện sở hữu và chi phối BMP khó có thể nói trước sẽ về tay ai. Sự “độc lập, không bị chi phối bởi khối ngoại” với BMP mà nói, ngoài quyết tâm và sự trì hoãn nới room ra, hẳn còn cần những kế sách khác.

 

DN thận trọng nới room

 

Tổng giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc từng chia sẻ rằng trong suốt năm 2014, có nhiều tổ chức, quỹ đầu tư nước ngoài quy mô lớn, mua đầu tư sở hữu cổ phần FPT, nhưng FPT lúc nào cũng “trong tình trạng kín room, muốn mua, muốn bán, muốn tạo thêm thanh khoản gì cho cổ phiếu cũng không được”. Đầu năm 2015, để được sở hữu cổ phiếu FPT, một quỹ đầu tư của Mỹ đã chi hẳn 1,8 triệu USD từ 4 nhà đầu tư ngoại nhận chuyển nhượng cổ phần thỏa thuận. Thực tế, tình hình mua bán loanh quanh trong room giữa các nhà đầu tư ngoại với nhau theo hình thức thỏa thuận không giúp làm tăng nhiều giá trị cho FPT hay thanh khoản của cổ phiếu FPT trên thị trường. Trong khi đó, FPT vẫn đang đặt tham vọng, và đang trên hành trình thực thi tham vọng trở thành DN toàn cầu trong lĩnh vực CNTT. Để đạt được tham vọng này nhanh hơn, mạnh mẽ hơn.

 

Tương tự như vậy, một DN khá sốt ruột với câu chuyện nới room là CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG), thì đến nay vẫn chưa có rục rịch mới. Năm 2014, ĐHCĐ của HSG đã thống nhất ý kiến cổ đông nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại HSG lên 60% và chỉ còn chờ quyết định nới room chính thức từ cơ quan chức năng. Tới tháng 9, quyết định cho phép nới room không hạn chế với các DN không thuộc nhóm “có điều kiện” mới có hiệu lực. Hoa Sen Group chưa biết có phải đại hội cổ đông bất thường để xin ý kiến cổ đông lần nữa hay không, hay DN sẽ “tự động” chạy với quyết nghị của cổ đông sẽ thông qua năm trước, và tìm kiếm người mua, đối tác chiến lược mới?

 

Từ sự thận trọng của DN, nhiều chyên gia cho rằng không phải DN không “hớn hở” với chuyện nới room, mà quan trọng là DN chưa rậm rạp được các đối tác thực sự có thể đi đến kí kết. “Đôi khi có những DN “xin sẵn” room để làm bàn đạp tìm kiếm đối tác. Nhưng nay khi DN đã được trao quyền tự quyết, thì việc rục rịch nới room không còn ý nghĩa. DN sẽ chỉ công bố thông tin khi có đối tác mới, sở hữu cổ phần theo tỷ lệ mới”, ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, chuyên gia Tài chính nói.

 

Lê Mỹ

 


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.