• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
24 Tháng Mười Một 2024 7:27:51 SA - Mở cửa
TIS: Trước nguy cơ phá sản, TISCO kiến nghị VDB không chuyển nợ xấu sang nhóm 5
Nguồn tin: Vietnam Finance | 26/06/2018 8:35:01 SA
Tổng công ty Thép Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Công Thương về việc đề nghị Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cơ cấu lại thời gian trả nợ cho khoản vay Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 – Công ty Gang Thép Thái Nguyên.
 
Theo công văn, ngày 15/6/2018, Tổng công ty Thép Việt Nam nhận được văn bản của Công ty Gang Thép Thái Nguyên (TISCO) về việc xin cơ cấu thời gian trả nợ Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 – Công ty Gang Thép Thái Nguyên.
 
Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 – Công ty Gang Thép Thái Nguyên được phê duyệt từ năm 2005 với tổng mức đầu tư là 242 triệu USD, tương đương 3.943 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào tháng 9/2007 nhưng do nhiều nguyên nhân dẫn đến tiến độ dự án bị trì hoãn, kéo dài nhiều năm, đến nay vẫn chưa được tái khởi động.
 
Theo báo cáo của TISCO, dù dự án bị chậm tiến độ chưa đưa vào sản xuất nhưng TISCO đã phải thực hiện chi trả gốc và lãi của các khoản vay cho dự án.
 
“Hiện tại, tình hình tài chính của TISCO hết sức khó khăn, mất cân đối tài chính dài hạn 744 tỷ đồng, toàn bộ vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh phải vay ngân hàng và chiếm dụng của nhà cung cấp”, phía TISCO cho hay.
 
Do dự án còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết nên các tổ chức tín dụng đánh giá tín nhiệm TISCO rất thấp. Từ năm 2017, các ngân hàng đã cắt giảm hạn mức tín dụng cho vay đối với TISCO, đồng thời nâng lãi suất cho vay lên 8%/năm.
 
“Với tình hình tài chính như hiện tại, TISCO không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ vay của dự án nếu không được các ngân hàng cho vay (VDB và VietinBank) tái cơ cấu thời gian trả nợ”, lãnh đạo TISCO khẳng định.
 
Hiện TISCO có 2 khoản nợ lớn với VDB và VietinBank.
 
Khoản nợ vay tại VietinBank đã được VietinBank cơ cấu thời gian trả nợ cho TISCO đến tháng 6/2019. Theo đó, TISCO cân đối nguồn thu từ khu vực mỏ Tiến Bộ (đã đi vào sản xuất) để trả cho VietinBank (theo tỷ lệ giải ngân). Đến thời điểm 31/5/2018, TISCO đang nợ VietinBank 2.210,8 tỷ đồng.
 
Đối với khoản vay tại Ngân hàng VDB chi nhánh Bắc Kạn Thái Nguyên, đến nay, VDB vẫn chưa thực hiện cơ cấu nợ gốc và lãi cho TISCO. Hàng tháng, VDB vẫn thông báo thu nợ, tính lãi phạt và đang xếp tín dụng của TISCO vào nợ xấu nhóm 5. Do mỏ Tiến Bộ đã đi vào sản xuất nên năm 2017, TISCO tiếp tục trả VDB chi nhánh Bắc Kạn Thái Nguyên 14 tỷ đồng.
 
Đến thời điểm 31/5/2018, TISCO đang nợ VDB 1.573 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 415 tỷ đồng.
 
Ngày 8/6/2018, VDB có thông báo gửi đến Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) về việc chuyển nhóm nợ của TISCO và đã chính thức bị chuyển nhóm nợ vay tại VDB sang nhóm 5 và công bố lên CIC.
 
“Các ngân hàng thương mại cho TISCO vay ngắn hạn theo đó lập tức sẽ ngừng giải ngân cho vay”, TISCO cho biết.
 
Trong khi nguồn vốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của TISCO phụ thuộc hoàn toàn vào vốn vay từ các ngân hàng thì việc ngừng cho vay vốn ngắn hạn của ngân hàng sẽ dẫn đến TISCO buộc phải dừng sản xuất (dự kiến trong vòng 1 tháng kể từ ngày công bố chính thức chuyển nhóm nợ lên CIC).
 
“Nguy cơ TISCO phá sản là rất lớn, hậu quả dẫn đến mất vốn đầu tư của các cổ đông, trong đó có cổ đông nhà nước là Tổng công ty Thép Việt Nam chiếm 65% vốn điều lệ (1.196 tỷ đồng), các ngân hàng mất vốn do TISCO không trả nợ được, gần 5.000 người lao động không có việc làm, ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh xã hội của địa phương”, phía Tổng công ty Thép Việt Nam lo ngại.
 
Trước tình hình đó, Tổng công ty Thép Việt Nam đề nghị Bộ Công Thương xem xét, báo cáo Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính cho phép VDB cơ cấu lại thời gian trả nợ (gốc và lãi) của TISCO liên quan đến Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 – Công ty Gang Thép Thái Nguyên, đồng thời chưa cung cấp thông tin chuyển nhóm nợ lên hệ thống CIC cho đến khi thực hiện xong việc xử lý tồn tại của dự án.
 
“Trong thời gian này, TISCO tiếp tục dành toàn bộ nguồn thu từ khấu hao TSCĐ và lãi vay tính vào giá thành sản xuất của Mỏ sắt Tiến Bộ để trả cho các ngân hàng tài trợ vốn cho dự án theo tỷ lệ vốn vay tương ứng”, phía Tổng công ty Thép Việt Nam cho biết thêm.
Thanh Long

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.