• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,72 -4,69/-0,37%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:03 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,72   -4,69/-0,37%  |   HNX-INDEX   224,63   -0,06/-0,03%  |   UPCOM-INDEX   91,82   -0,24/-0,26%  |   VN30   1.325,54   -4,08/-0,31%  |   HNX30   482,71   +1,32/+0,27%
26 Tháng Mười 2024 9:27:05 CH - Mở cửa
SSI Research: Thị hiếu tiêu dùng thay đổi, ACV, PNJ, MWG, FRT có triển vọng tăng trưởng
Nguồn tin: Người đồng hành | 03/07/2018 10:16:28 SA
Bộ phận phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research) vừa có báo cáo cập nhật xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam. Báo cáo chỉ ra các xu hướng tiêu dùng chính trong tương lai như chi tiêu cho sản phẩm giá cao, thương mại hiện đại, cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini, thương mại điện tử... Chưa kể, tầng lớp trung lưu nổi lên với mức sống được cải thiệt và sẵn sàng chi tiêu cho nhu cầu cá nhân.
 
Vì thế, báo cáo cho rằng các công ty hàng tiêu dùng không thiết yếu như TCT Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Thế Giới Di Động (MWG), FPT Retail (FRT) sẽ hưởng lợi và tăng trưởng mạnh từ nhu cầu đang thịnh hành hiện tại.
 
Đối với các công ty kinh doanh thực phẩm và đồ uống (F&B) hàng đầu như Vinamilk (VNM), KIDO Foods (KDF), Mía đường Quảng Ngãi (QNS), Masan Consumer (MCH), báo cáo đưa ra quan điểm trung lập vì triển vọng tăng trưởng của các công ty này đã kém hấp dẫn hơn do nhu cầu giảm.
 
Quan điểm trên dựa trên việc phân tích số liệu doanh số bán lẻ Việt Nam đạt 130 tỷ USD, tăng 10,9% cùng kỳ năm trước và dự báo tăng trưởng 11,7% cả năm. Thị trường tiêu dùng Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ những năm gần đây và dự kiến ​​sẽ tăng trưởng khá trong nhiều năm tới, nhờ yếu tố thuận lợi về dân số và kinh tế vĩ mô.
 
Trong tương lai, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng chi tiêu cho các sản phẩm giá cao để nâng cao chất lượng cuộc sống nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Kênh thương mại truyền thống (GT) vẫn sẽ chiếm ưu thế (80%), nhưng thương mại hiện đại (MT) đang tăng trưởng nhanh vì sự tiện lợi.
 
Cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini đang phát triển nhanh tại Việt Nam. Số lượng cửa hàng tiện lợi và siêu thị tăng gấp 17 lần, từ 147 năm 2012 lên hơn 2.500 cửa hàng vào cuối năm 2017. Mức tăng trưởng mạnh này dựa trên thống kê từ nhiều nguồn, với các đối thủ cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước (Vinmart +, Bachhoaxanh, Co.op Foods, Satra Food) và nước ngoài (như Circle K, Family mart, 7-Eleven, …)
 
Chưa kể, Việt Nam hiện có 64 triệu người sử dụng Internet (66% dân số) vào cuối năm 2017. Trong đó, 73% dân số sử dụng điện thoại di động mà điện thoại thông minh vượt mức 70%, theo thống kê của Internet World. Các trang web thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo và các nền tảng xã hội như Facebook, Zalo, Viber ... đang bùng nổ trong những năm gần đây.
 
Khi nhu cầu thiết yếu hàng ngày được đáp ứng đầy đủ, người tiêu dùng Việt Nam chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu như quần áo, nội thất gia đình, điện thoại di động, ô tô hoặc du lịch. Thực tế, hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có tăng trưởng thấp hơn mức tăng của tổng doanh thu bán lẻ và bắt đầu giảm gần xuống chỉ gần như tương đương với CPI từ năm 2013.
 
Sau khi tăng trưởng ở mức hai con số trong giai đoạn 2011 - 2014, tiêu thụ hàng FMCG chỉ tăng từ 6 - 11% ở khu vực nông thôn, và chỉ 0 - 6% ở khu vực thành thị từ năm 2015. Trong khi tiêu thụ hàng FMCG ở nông thôn thường có xu hướng biến động, do thu nhập của nông dân liên quan trực tiếp đến giá nông sản (phần lớn chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết), tiêu thụ hàng FMCG ở khu vực thành thị chỉ cao hơn một chút so với lạm phát, cho thấy tăng trưởng hàng FMCG đã đạt đến điểm bão hòa ở khu vực thành thị.
 
Với sự nổi lên của tầng lớp trung lưu với mức sống được cải thiện, người dân sẵn sàng chi tiêu cho nhu cầu cá nhân. Người tiêu dùng Việt Nam cũng chi nhiều hơn cho mặt hàng tùy chọn như điện thoại thông minh, đồ gia dụng, xe hơi, đồ trang sức, du lịch,… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây cũng là một cách làm tự hài lòng và khẳng định bản thân của người tiêu dùng Việt.
KHỔNG CHIÊM

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức