• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.218,57 -13,32/-1,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.218,57   -13,32/-1,08%  |   HNX-INDEX   221,53   -2,29/-1,02%  |   UPCOM-INDEX   91,33   -0,54/-0,59%  |   VN30   1.271,22   -15,43/-1,20%  |   HNX30   469,62   -6,98/-1,46%
16 Tháng Mười Một 2024 3:37:21 CH - Mở cửa
Cải tổ công nghiệp - câu hỏi lớn tiếp theo trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Nguồn tin: Người đồng hành | 12/01/2019 8:51:37 SA
Theo các nhà phân tích, bước kế tiếp trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung là việc tạo lập cơ chế giám sát cam kết cải tổ cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc, động thái có thể coi là trở ngại lớn trong việc kết thúc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
 
Kết quả được công bố sau khi phái đoàn hai nước kết thúc cuộc đàm phán vào ngày 9/1, khi phía Mỹ đã bày tỏ một loạt bất bình tới Trung Quốc.
 
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán đã thiết lập nền tảng cho việc giải quyết tranh chấp. Hai bên đã có những trao đổi sâu rộng về chủ đề cơ cấu kinh tế.
 
Có thể nói đã có tiến triển trong vấn đề này sau những thương lượng với Mỹ, nhưng Trung Quốc cũng khẳng định việc tuân theo khuôn khổ trong thực tiễn phải là trách nhiệm của cả 2 bên.
 
“Về phần mình, Trung Quốc cũng tin rằng cơ chế thực hiện là hết sức quan trọng”, Gao Feng, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, nói trong một buổi họp báo.
 
“Hai bên đều có nghĩa vụ phải hoàn thiện nó”.
 
Một tuyên bố phát cuối ngày 9/1 từ phòng đại diện thương mại Mỹ cho biết các cuộc đàm phán nhằm đạt được “những thay đổi cơ cấu cần thiết ở Trung Quốc về vấn đề ép buộc chuyển giao công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hàng rào phi thuế quan, xâm nhập không gian mạng và đánh cắp thông tin mật với mục đích thương mại, dịch vụ và nông nghiệp”.
 
Phía Mỹ không cung cấp thông tin gì về bất cứ thỏa thuận nào, nếu có, mà 2 bên đạt được trong cuộc đàm phán mới nhất. Tuy nhiên, tuyên bố của họ cho biết Mỹ đã thúc đẩy việc xác nhận và thực hiện những thỏa thuận đã đạt được trước đó.
 
Hai bên đã có nhữg cuộc trao đổi căng thẳng ở cấp thứ trưởng từ ngày 7 đến 9/1 tại Bắc Kinh. Các phái đoàn được dẫn đầu bởi Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen và Phó đại diện thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish.
 
Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục thương lượng và Phó thủ tướng Lưu Hạc được cho là sẽ sớm thăm Mỹ. Giới phân tích tin rằng thời gian của chuyến viếng thăm sẽ nói lên hiệu quả của cuộc đàm phán mới nhất.
 
Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế học Trung Quốc kỳ cựu tại Capital Economics, cho rằng trong khi việc theo dõi quá trình nhập khẩu hàng hóa Mỹ là tương đối đơn giản, tạo ra một quy chuẩn giúp đánh giá được hoạt động thay đổi cơ cấu của Trung Quốc là vô cùng khó khăn.
 
“Bài học rút ra từ những năm trước là cho dù Trung Quốc có nới lỏng trên giấy tờ, chẳng hạn như loại bỏ những rào cản đối với đầu tư nước ngoài, thì trên thực tế cuộc chơi vẫn không cân bằng. Chính phủ Trung Quốc có cách để gián tiếp thiên vị các doanh nghiệp nhà nước và công ty nội địa”, Evans-Pritchard nói.
 
Mặc dù Bắc Kinh có thể đề nghị thực hiện từng bước cải cách cơ cấu, không nhiều khả năng họ sẽ từ bỏ chính sách công nghiệp cốt lõi của họ, bao gồm kế hoạch “Made in China 2025” hay các phương án ưu tiên doanh nghiệp trong nước hơn là nước ngoài, ông nhận định.
 
“Điều đó không có nghĩa sẽ không có thỏa thuận nào giữa hai bên, vì như tôi thấy thì phía Mỹ, đặc biệt là Tổng thống Donald Trump có vẻ rất kiên quyết với việc đạt được một thỏa thuận, kể cả khi đó không hoàn toàn là điều họ muốn lúc đầu”, Evans-Pritchard cho hay. “Nếu phạm vi thỏa thuận được thu hẹp, việc giám sát thực hiện sẽ đơn giản hơn nhiều”.
 
Các nhà phân tích khẳng định rằng Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ với Washington trong các vấn đề trọng tâm liên quan đến lợi ích quốc gia, ngay cả khi chưa rõ kết quả cuộc đàm phán.
 
Wei Jianguo, cựu thứ trưởng thương mại Trung Quốc, nói cuộc đàm phán mới nhất đã đặt nền tảng đầy hứa hẹn cho các thương lượng, nhưng không nên cho rằng Mỹ có thể áp đặt Trung Quốc trong việc thực hiện cam kết của họ.
 
“Sẽ có các biện pháp cải tổ trong năm 2019 nhưng Trung Quốc sẽ áp dụng chúng theo cách riêng phù hợp với nhu cầu thay đổi, thay vì thuận theo những đòi hỏi từ Mỹ”, Wei nói, chỉ ra khả năng cắt giảm trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, thắt chặt quy định trong chuyển giao công nghệ bắt buộc và bảo vệ sở hữu trí tuệ.
 
“Quan trọng nhất là Trung Quốc sẽ không nhượng bộ trước những yêu cầu được coi là đe dọa chủ quyền và an ninh quốc gia trong các lĩnh vực như an ninh mạng, thực phẩm, năng lượng và phát triển”.
 
Shi Yinhong, một chuyên gia quan hệ Trung Quốc - Mỹ tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh, dự báo có xích mích nảy sinh từ yêu cầu cắt giảm trợ cấp cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
 
Shi cho rằng ông Trump đã không nêu ra vấn đề này hai tháng trước nhưng lại muốn nó được giải quyết trong các cuộc đàm phán thương mại, trong khi các vấn đề khác, như nhập thêm hàng hóa của Mỹ thì đã được dàn xếp ổn thỏa.
 
Minh Ngọc/Theo SCMP
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.