Chiều 23/4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (
SHB - HNX:
SHB) tổ chức họp ĐHCĐ thường niên 2019 trình kế hoạch lãi trước thuế hợp nhất đạt 3.068 tỷ đồng, cao hơn 47% so với năm 2018. Một số chỉ tiêu khác gồm tổng tài sản tăng 15,4%, huy động vốn tăng 16,6%; dư nợ tín dụng tăng 13% đạt 261.592 tỷ đồng.
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) dự kiến ở mức 0,87%, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 16,9%.
SHB cũng có kế hoạch chia cổ tức cho năm 2019 với tỷ lệ là 11%.
Ban lãnh đạo cho biết kế hoạch đặt ra khả thi để thực hiện và dựa trên tính toán và dự báo được phân tích.
Ngân hàng cũng trình kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua phát hành 252,7 triệu cổ phiếu trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2017 và 2018, tổng tỷ lệ 21% và phát hành 300,8 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 4:1.
Trong tổng số 5.534 tỷ đồng vốn điều lệ tăng thêm,
SHB dự định dùng hơn 4.684 tỷ đồng để mở rộng quy mô cho vay và dùng 850 tỷ đồng còn lại để đầu tư hệ thống công nghệ thông tin, tài sản cố định cho việc phát triển mạng lưới kinh doanh.
Tại đại hội, cổ đông đề xuất chia cổ tức một phần bằng tiền và một phần bằng cổ phiếu. Bên cạnh đó, cổ đông cũng đặt câu hỏi vì sao chưa chia cổ tức năm 2017. Theo ý kiến cổ đông này, cổ đông đầu tư vào ngân hàng đều mong muốn có được hiệu quả, trong khi thị giá trên thị trường dưới mệnh giá thì cần nhận được cổ tức.
Giải đáp cổ đông, ông Đỗ Quang Hiển cho biết trong quá trình xử lý nợ xấu Habubank có nợ của Vinashin, theo đề án tái cơ cấu đã được NHNN phê duyệt, riêng khoản nợ của Vinashin bán cho VAMC có thời gian trích lập là 8 năm. NHNN có Thông tư 08 có qui định những TCTD có trái phiếu VAMC trên 5 năm sẽ không được chia cổ tức.
Ban điều hành sẽ trích lập dự phòng để xử lí nợ xấu, giảm thời hạn trái phiếu này xuống 5 năm để đủ điều kiện chia cổ tức từ nay đến tháng 9. Tháng 10 có thể chốt danh sách chia cố tức.
Tất cả ngân hàng đang hướng tới Basel II để nâng cao năng lực tài chính, quyết tâm đến 2020
SHB đạt chuẩn Basel II, một trong đó là phải tăng vốn.
SHB cũng đang phát triển hệ sinh thái qua công ty tài chính tiêu dùng và mở ngân hàng con tại Bờ Biển Ngà.
"Tôi tôn trọng tất cả quyền lợi của các cổ đông, đặc biệt các cổ đông nhỏ lẻ, nhưng các cổ đông cũng cần phải chia sẻ với ngân hàng để có thể phát triển bền vững", ông nói.
Bên cạnh đó, HĐQT cũng trình cổ đông phê duyệt việc mở rộng sự hiện diện của
SHB tại Bở Biển Ngà với việc thành lập ngân hàng còn 100% vốn của
SHB hoặc góp vốn đầu tư vào một tổ chức tín dụng tại Bờ Biển Ngà.
Theo ban lãnh đạo, hiện nay, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Bờ Biển Ngà không ngừng tăng lên, chủ yếu là các dự án xây dựng nhà máy chế biến phục vụ xuất nhập khẩu giữa hai nước. Do đó, nhu cầu về vốn và các hoạt động thanh toán quốc tế cũng tăng lên nhanh chóng, trong khi đó sự hiện diện của các tổ chức tín dụng Việt Nam tại khu vực này chưa có.
Vì vậy, sự xuất hiện của
SHB tại thị trường Bờ Biển Ngà không chỉ hỗ trợ tốt khách hàng là các nhà xuất nhập khẩu, nhà đầu tư Việt Nam tại đây mà còn phục vụ cả khách hàng và nhà đầu tư đến từ các nước khác.
Ông Hiển cũng cho biết thêm tiềm năng từ Bờ Biển Ngà nói riêng và các nước châu Phi là rất lớn, Thủ tướng cũng đã nhận định kim ngạch Việt Nam với các nước châu Phi sẽ lên trên 10 tỷ USD. Kim ngạch giữa Việt Nam và Châu Phi không chỉ là hạt điều mà còn là gạo, gỗ, bông…
Tuy nhiên hiện nay chưa phát triển được là do gặp khó khăn về thanh toán. Nguyên nhân bên Châu Phi chủ yếu là nông trường và HTX nên thanh toán L/C là không đáp ứng được. Nếu có ngân hàng ở bên đó thì sẽ tháo gõ được rào cản quan trọng nhất. Bên Bờ Biển Ngà có 1 ngân hàng của Ấn Độ phục vụ riêng các DN Ấn Độ mà doanh số đã lên tới 5 tỷ USD.
Lê Hải
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.