Cảng quốc tế Long An đi vào hoạt động cùng nhiều khu công nghiệp được bổ sung vào quy hoạch khiến thị trường Long An khởi sắc. Mô hình khu công nghiệp đi đôi với phát triển nhà ở được các chủ đầu tư nắm bắt tận dụng và triển khai nhằm đón đầu xu hướng thị trường.
Cảng quốc tế Long An vốn 10.000 tỷ đồng đi vào hoạt động
Tọa lạc tại huyện Cần Giuộc, cảng Quốc tế Long An nằm trên luồng sông Soài Rạp, bên phải thượng nguồn sông Đồng Nai, cách cửa biển Đông 20 km đường sông, cách trung tâm TP HCM 40 km theo Quốc lộ 50. Cảng có tổng diện tích 147 ha, đầu tư xây dựng trong 3 giai đoạn, gồm 7 cầu cảng, 7 bến sà lan có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 70.000 DWT.
Giai đoạn 1, cảng đã được xây dựng 3 cầu cảng, đón gần 1.000 chuyến tàu. Trong thời gian tới, các cầu cảng tiếp theo sẽ được xây dựng để thông quan hàng hóa đạt khoảng 80 triệu tấn/năm. Không chỉ thuần logistics, cảng quốc tế Long An còn gồm khu liên hợp các khu công nghiệp, khu dịch vụ công nghiệp, khu đô thị và các khu dịch vụ cảng biển, lưu trú...
Cảng quốc tế Long An vừa khánh thành giai đoạn 1. Ảnh: T.H
Một số chuyên gia đánh giá dự án cảng quốc tế Long An chính là nhân tố mới thúc đẩy sự phát triển khu công nghiệp (KCN) vốn đã sôi động tại tỉnh này. Long An có 32 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam với tổng diện tích gần 12.000 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 80%.
Với vị trí địa lý giáp TP HCM và là cửa ngõ dẫn vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, lại có nhiều kênh, rạch tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, Long An luôn là một điểm đến nổi bật thu hút đầu tư vào KCN khu vực phía Nam.
Mới đây, Thủ tướng cũng bổ sung thêm 6 KCN tại Long An vào Quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020, tổng diện tích lên tới hàng nghìn ha. Trong đó, 3 KCN mới được bổ sung gồm KCN Sài Gòn - Mekong, KCN Tân Tập và KCN Lộc Giang; 3 KCN mở rộng gồm KCN Hòa Bình, KCN Long Hậu giai đoạn 2 và KCN Xuyên Á giai đoạn 3. Các KCN này thuộc địa phận Cần Giuộc, Đức Hòa, Bến Lức - những địa phương giáp ranh TP HCM, được quy hoạch trở thành đô thị vệ tinh của TP HCM cũng như vùng kinh tế trọng điểm của Long An. Tỉnh cũng định hướng phát triển các đô thị công nghiệp đặc thù ở 3 huyện trên.
Bất động sản KCN tạo cú huých cho thị trường nhà ở
Nhận định về thị trường bất động sản tại Long An, đại diện Thắng Lợi Group cho rằng địa phương này sở hữu tiềm năng lớn, nhất là khi hàng loạt dự án hạ tầng đang dần hoàn thiện. Cảng quốc tế Long An cùng nhiều dự án sẽ là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế nơi đây, kéo theo sự tăng trưởng cho ngành địa ốc.
Vị này cho biết thêm, xét theo quy luật thị trường, Cảng quốc tế Long An khi đưa vào hoạt động không chỉ giúp tỉnh đẩy mạnh hoạt động giao thương mà còn tạo lực hút cho sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp. Khi các cụm, khu công nghiệp hình thành sẽ thu hút lượng lớn lao động và chuyên gia đến đây. Mô hình phát triển khu công nghiệp bền vững không thể thiếu các khu đô thị giải quyết bài toán về nhà ở, tiện ích cho các cư dân, tạo thành cộng đồng dân cư.
Nắm bắt được xu hướng này, Thắng Lợi Group đã triển khai nhiều dự án nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong tháng 11, công ty đã ra mắt The Sol City – Thành phố vệ tinh Nam Sài Gòn với quy mô 103 ha, gồm 3 phân khu chính gồm: The Sol Center (36 ha), Symtech Zone (54 ha) và Sky Gate (13 ha) cùng hơn 39 tiện ích đi kèm.
The Sol City vừa được giới thiệu ra thị trường. Ảnh: T.H
Giai đoạn một, Thắng Lợi Group ra mắt phân khu trung tâm The Sol Center với 3 tiểu khu: Sol River, Sol Central và Sol Garden. Phân khu này sẽ trình làng 975 sản phẩm gồm 199 nhà phố vườn và sông Sol River, 99 nhà phố thương mại shophouse Sol Center, 44 biệt thự Sonata Villa, 633 nền nhà phố và nền shophouse.
Để đảm bảo yếu tố cân bằng và tôn trọng tự nhiên, The Sol City dành 43.000 m2 để quy hoạch các công trình, tiện ích liên hoàn như bến thuyền Kayak, sân bóng đá mini, khu trải nghiệm Montessori, khu vườn gen trị liệu Nhật Bản, Clubhouse Central House…