15h00
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3, các chỉ số có sự biến động mạnh. Ngay đầu phiên chiều, áp lực bán bất ngờ tăng cao ở nhiều cổ phiếu trụ khiến VN-Index bất ngờ giảm gần 13 điểm dù trước đó tăng 16 điểm khi kết phiên sáng. Việc thị trường đảo chiều lao dốc diễn ra ngay sau khi Thủ tướng ban hành Chỉ thị 16 về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Chỉ thị yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4 trên phạm vi toàn quốc. Tâm lý nhà đầu tư khoảng thời gian đầu phiên chiều tỏ ra bị quan và nhịp tăng của các cổ phiếu trụ như
VIC,
VRE,
SAB,
VCB,…đều bị thu hẹp đáng kể. Đặc biệt,
VPB và
EIB đóng cửa ở mức giá sàn.
Hôm nay là phiên giao dịch cuối cùng của quý I và cũng là thời điểm các quỹ đầu tư chốt giá trị tài sản ròng (
NAV) nên một số mã có tỷ trọng đáng kể trong các quỹ như
HPG,
VCB,
VIC,
FPT... đều giữ được sự tích cực và đóng góp quan trọng giúp VN-Index tăng điểm nhẹ.
VN-Index tăng 0,27 điểm (0,04%) lên 662,53 điểm. Toàn sàn có 152 mã tăng, 214 mã giảm và 65 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 0,64 điểm (-0,69%) xuống 92,64 điểm. Toàn sàn có 67 mã tăng, 95 mã giảm và 46 mã đứng giá.
UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (0,23%) lên 47,74 điểm. Toàn sàn có 93 mã tăng, 76 mã giảm và 39 mã đứng giá.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt hơn 328 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 4.300 tỷ đồng, cao hơn so với phiên trước. Khối ngoại tiếp tục bán ròng khoảng trên 400 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
13h10
Ngay khi mở cửa phiên chiều, lực bán bất ngờ tăng cao ở hầu hết tất các các cổ phiếu, trong đó
VPB giảm sàn xuống 16.950 đồng/cp,
PVD,
PNJ giảm gần sàn. Các cổ phiếu trụ khác như
VHM,
CTG,
MWG,…đều quay đầu giảm điểm và mất gần 5%.
VN-Index giảm 11,15 điểm (-1,68%) xuống 651,11 điểm. HNX-Index giảm 1,5 điểm (-1,34%) xuống 92,03 điểm.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, đà tăng tiếp tục được nới rộng nhờ lực kéo đến từ
VIC và
VRE khi tăng gần trần. Trong đó
VIC tăng 6,6% lên 86.800 đồng/cp,
VRE tăng 6,6% lên 20.250 đồng/cp,…Các cổ phiếu trụ khác hồi phục đầu phiên vẫn tiếp tục được duy trì.
HPG tăng mạnh 5,2% lên 17.200 đồng/cp.
Bên cạnh đó, dòng tiền lan toả sang các cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ, một số cổ phiếu như
IDJ tăng gần trần lên mức 16.800 đồng/cp,
ABS nối dài chuỗi tăng trần lên thành 10 phiên và đang ở mức 23.550 đồng/cp,…
Một số cổ phiếu thuộc nhóm dệt may, thuỷ sản,…cũng giao dịch tích cực trở lại. Trong đó,
TNG tăng 2,5 lên 8.200 đồng/cp,
TCM tăng 0,4%,
VHC tăng 1,2% lên 21.350 đồng/cp,
MPC tăng 3,3% lên 18.800 đồng/cp,…
Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu có tính đầu cơ cao (penny) tiếp tục giảm sàn, có thể kể đến như
QCG,
HAI,
DRH,…Một số cổ phiếu bất động sản như
LDG cũng giảm sàn xuống còn 4.150 đồng/cp,
DXG giảm gần sàn xuống còn 7.800 đồng/cp.
Theo đó, VN-Index tạm dừng ở mức 678,02 điểm (2,38%) lên 15,76 điểm. Toàn sàn có 208 mã tăng, 153 mã giảm và 50 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 1,12 điểm (1,2%) lên 94,40 điểm. Toàn sàn có 67 mã tăng, 65 mã giảm và 37 mã đứng giá.
UPCoM-Index tăng 0,63 điểm (1,32%) lên mức 48,26 điểm. Toàn sàn có 97 mã tăng, 39 mã giảm và 21 mã đứng giá.
Khối lượng giao dịch đạt gần 156 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 1.800 tỷ đồng.
10h05
PVD giảm 0,8% xuống 7.160 đồng/cp dù doanh nghiệp cho biết hoạt động kinh doanh trong quý I tương đối hiệu quả. Doanh thu ước đạt 1.650 tỷ đồng, vượt 45% so với kế hoạch và lợi nhuận sau thuế ước đạt 27 tỷ đồng, cao hơn 80% so với kế hoạch.
Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu cùng ngành khác lại giao dịch tích cực:
GAS tăng 2,4% lên 55.900 đồng/cp,
PLX tăng 3,1% lên 36.900 đồng/cp,
PVS tăng 2,2% lên 9.500 đồng/cp.
VN-Index hiện ở mức 677,26 điểm, tăng 15 điểm (2,26%). HNX-Index tăng 1,4 điểm (1,5%) lên 94,69 điểm.
9h40
Mở cửa phiên giao dịch, nhiều cổ phiếu trụ hồi phục trở lại đã tác động tích cực lên các chỉ số. Trong đó
SAB tăng 5,6% lên 127.900 đồng/cp,
GAS tăng 4,4% lên 57.000 đồng/cp,
MWG tăng 4,9%,...Các cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm,...cũng giao dịch tích cực. Có thể kể đến
CTG tăng 4%,
BID tăng 3,2%,
TCB tăng 2,3%,
VCB tăng 2%,
BVH tăng 3,3%,...
Bên cạnh đó nhóm cổ phiếu họ 'Vin' như
VHM,
VRE,
VIC không còn gây áp lực lên các chỉ số. Theo đó, VN-Index tăng 8,86 điểm (1,34%) lên 671,12 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 38 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 561 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, các cổ phiếu nổi bật như
SHB tăng 3,4% lên 12.300 đồng/cp,
ACB tăng 2,2% lên 18.600 đồng/cp,
VCS tăng 2,7%,...giúp HNX-Index tăng 1,35 điểm (1,45%) lên mức 94,64 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 11,5 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng hơn 42 tỷ đồng.
UPCoM-Index tăng 0,68 điểm (1,43%) lên 48,31 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 1,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 14 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng gần 8 tỷ đồng trên 2 sàn chính, tập trung vào các cổ phiếu như
VNM,
MSN,
PVD,
PVS,...Nhóm này mua ròng gần 90 triệu trên sàn UPCoM
Thị trường chứng khoán trong nước có diễn biến không mấy tích cực đối với phiên giao dịch ngày 30/3 khi xuất hiện tình trạng bán tháo ở nhiều cổ phiếu. Trong đó nhiều cổ phiếu trụ như
VHM,
VRE,
PNJ,...đồng loạt giảm sàn khiến cho các chỉ số chìm trong sắc đỏ.
Khối ngoại không còn duy trì được trạng thái tích cực như ở phiên cuối tuần trước khi bán ròng trên cả 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại mua vào 20,3 triệu cổ phiếu, trị giá 555 tỷ đồng, trong khi bán ra 26,8 triệu cổ phiếu, trị giá 724 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 6,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 169 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng trở lại 156 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng 4,8 triệu cổ phiếu.
VN-Index được BVSC dự báo sẽ kiểm định vùng hỗ trợ 600-650 điểm trong phiên kế tiếp. VDSC cho rằng vẫn chưa thấy điểm khả quan nào của thị trường để khuyến nghị nhà đầu tư tham gia thị trường trong lúc này.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Dow Jones tăng 690,7 điểm, tương đương 3,19%, lên 22.327,48 điểm. S&P 500 tăng 85,18 điểm, tương đương 3,35%, lên 2.626,65 điểm. Nasdaq tăng 271,77 điểm, tương đương 3,62%, lên 7.774,15 điểm.
MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản giảm 0,3% trong phiên chiều 30/3, với hầu hết chỉ số lớn trong khu vực đều giảm điểm. Nikkei 225 của Nhật Bản và Kospi của Hàn Quốc lần lượt giảm 1,6% và 0,04%. Tại Trung Quốc, Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt giảm 0,9% và 2,1%. Hang Seng của Hong Kong giảm 1,3%.
Giá dầu Brent giảm 2,54
USD, tương đương 10%, xuống 22,39
USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 21,65
USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 3/2002. Giá dầu WTI giảm 1,31
USD, tương đương 6,1%, xuống 20,18
USD/thùng, trong phiên có lúc chỉ còn 19,85
USD/thùng.
Fed đưa ra các biện pháp chưa từng có để đối phó với cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra. Điều này liệu có nguy hiểm? Thay vì thảo luận nên áp dụng công cụ kích thích kinh tế nào, các cuộc tranh luận kinh tế giờ đây tập trung đánh giá liệu những biện pháp Fed vừa đưa ra nhằm tránh nguy cơ đóng cửa kinh tế Mỹ có gây ra hậu quả tồi tệ hơn đại dịch Covid-19 hay không.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.