15h00
Lực mua giữ được ưu thế trong phiên chiều đã giúp VN-Index tăng điểm trở lại.
VNM là mã đóng góp tích cực nhất cho chỉ số khi tăng 2,8% lên 117.600 đồng/cp,
SSI tăng 1,7%,
VRE tăng 1,6%,
VHM thu hẹp đà tăng còn 0,4%. Các cổ phiếu khác như
VIC,
SAB,
VCB,
HPG… giữ được sắc xanh.
Phiên hôm nay ghi nhận nhiều cổ phiếu thuộc nhóm khu công nghiệp, bất động sản, bán lẻ hay dệt may tăng trần. Có thể kể đến như
FRT,
DBC,
HDG,
ITA,
SZC,
PHR,
TIP,
TCM… Ngoài ra, các mã khác như
KSB tăng 6,2%,
DPM tăng 5,5%,
D2D tăng 5,1%,
SZL tăng 4,9%...
VN-Index đứng ở mức 859,04 điểm, tăng 6,3 điểm (0,74%). Toàn sàn có 218 mã tăng, 145 mã giảm và 67 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 2,11 điểm (1,97%) lên 109,15 điểm. Toàn sàn có 96 mã tăng, 62 mã giảm và 65 mã đứng giá.
SHB tăng 6,8% lên 14.100 đồng/cp,
ACB tăng 0,9%; lần lượt đóng góp 1,3 và 0,9 điểm cho chỉ số.
Đối với UPCoM,
VBB tăng 9,2% lên 15.500 đồng/cp,
SIP tăng 11,7%,
QNS tăng 4,5%... đã giúp UPCoM-Index tăng 0,69 điểm (1,17%) lên 54,93 điểm. Toàn sàn có 122 mã tăng, 75 mã giảm và 52 mã đứng giá.
Thanh khoản toàn thị trường đạt 7.200 tỷ đồng, tăng 15% so với phiên trước; khối lượng tương ứng hơn 380 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 127 tỷ đồng trên cả 3 sàn, tập trung vào các cổ phiếu như
HPG,
E1VFVN30,
SHB,
MSN,
GAS…
11h30
Kết phiên sáng, lực mua tăng dần theo thời gian ở nhiều nhóm cổ phiếu đã giúp các chỉ số tăng điểm trở lại. Đối với rổ cổ phiếu VN30,
VHM đảo chiều tăng 1,7% lên 77.800 đồng/cp,
VRE tăng 1,9%,
VNM tăng 1,5%,
MWG tăng 2%...
Các cổ phiếu midcap và smallcap cũng ghi nhận sự bứt phá với
DBC,
SZC,
TTB tăng trần,
TIP tăng 6,6%,
DPM tăng 6,2%,
HII tăng 6,1%... Các cổ phiếu khác như
FDC,
NKG,
GEX,
TDM… đều tăng trên 4%.
VN-Index dừng ở mức 857,99 điểm, tăng 5,25 điểm (0,62%).Toàn sàn có 198 mã tăng, 151 mã giảm và 57 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 1,71 điểm (1,6%) lên 108,75 điểm. Các mã như KLG,
HUT tăng trần,
SHB tăng 6,1% lên 14.000 đồng/cp,
NDN tăng 4,7%,
ACB tăng 1,3%... Toàn sàn có 80 mã tăng, 56 mã giảm và 55 mã đứng giá.
UPCoM-Index tăng 0,55 điểm (1,01%) lên 54,79 điểm. Toàn sàn có 79 mã tăng, 61 mã giảm và 45 mã đứng giá.
Thanh khoản phiên sáng đạt hơn 3.400 tỷ đồng, tương ứng khối lượng gần 200 triệu cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu khu công nghiệp giao dịch tích cực.
SZC tăng trần lên 20.150 đồng/cp,
SZL tăng 3,8%,
D2D tăng 1,8%,
SIP tăng 8,7%... Các cổ phiếu khác như
PHR tăng 5,3% lên 47.900 đồng/cp,
GVR tăng 4,4%...
VN-Index hiện ở mức 854,55 điểm, tăng 1,81 điểm (0,21%). HNX-Index tăng 1,68 điểm (1,57%) lên 108,72 điểm.
GDT tăng 4,7% lên 28.700 đồng/cp. Công ty thông báo chốt danh sách cổ đông vào 4/6 để thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 2/2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% (1 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng).
9h40
Mở cửa phiên giao dịch, VN-Index giao dịch giằng co. Nhiều cổ phiếu nhóm ngân hàng, thép và dầu khí có sự hồi phục với
CTG tăng 2,2% lên 23.300 đồng/cp,
STB tăng 1,5%,
HDB tăng 1,3%,
HPG tăng 1,3% lên 27.600 đồng/cp,
PVD tăng 0,9%,
BID,
TCB,
HSG,
GAS... đều giao dịch tích cực.
Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ có sự bứt phá. Có thể kể đến như
TEG tăng trần lên 5.430 đồng/cp,
TCH tăng 5,9% lên 24.100 đồng/cp,
KSB tăng 4,6%,
DBC tăng 3,4%...
Theo đó, VN-Index giảm 2,94 điểm (-0,34%) xuống 849,8 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 50 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 903 tỷ đồng.
Trên HNX,
SHB tăng 9,1% lên 14.400 đồng/cp là động lực chính giúp HNX-Index tăng 1,43 điểm (1,34%) lên 108,47 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 11 triệu đơn vị với giá trị hơn 132 tỷ đồng.
Tuần 18-22/5, VN-Index có tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp. Chỉ số dừng ở mức 852,74 điểm, tăng 25,71 điểm so với phiên cuối tuần trước (3,1%). Các cổ phiếu như
VCB,
CTG,
VRE,
VHM,
HPG... đều tăng giá. Đối với HNX,
SHB giảm 14,8% xuống 13.200 đồng/cp là nguyên nhân chính khiến HNX-Index giảm 1,98 điểm (-1,8%) xuống 107,04 điểm.
Khối ngoại bán ròng hơn 160 tỷ đồng trên cả 3 sàn sau khi mua vào 2.131 tỷ đồng vào tuần trước.
HPG bị bán ròng mạnh nhất với hơn 170 tỷ đồng,
VRE bị rút vốn tuần thứ 5 với 85 tỷ đồng. Trong khi đó, CCQ VNFVN Diamond tiếp tục được dòng vốn ngoại mua vào tuần thứ 2 với tổng giá trị khoảng 649 tỷ đồng. Cùng chiều,
VNM,
VCB,
VPB đều được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 3 tuần gần đây với tổng giá trị hơn 660 tỷ đồng, 495 tỷ đồng và 408 tỷ đồng.
Nhóm tự doanh công ty chứng khoán mua ròng trở lại hơn 185 tỷ đồng sau khi bán ra gần 976 tỷ đồng tuần trước. Các cổ phiếu ngân hàng thu hút được dòng tiền của nhóm tự doanh như
TCB được mua ròng tuần thứ 4 liên tiếp với tổng giá trị gần 133 tỷ đồng. 3 cổ phiếu ngân hàng khác là
STB,
MBB và
VPB cũng hút được dòng tiền với 30,2 tỷ đồng, 27,6 tỷ đồng và 27 tỷ đồng. Các cổ phiếu ngân hàng đã tăng mạnh trong phiên thứ 5 trước khi điều chỉnh trở lại trong phiên thứ 6.
BVSC dự báo VN-Index sẽ tiếp tục thử thách vùng kháng cự 860-880 điểm trong những phiên đầu tuần tới. Khi tiếp cận vùng kháng cự mạnh này, chỉ số nhiều khả năng sẽ xuất hiện các nhịp rung lắc điều chỉnh.
VDSC nhận định xu hướng của thị trường chứng khoán hiện tại đang đi vào giai đoạn khó khăn và sự lựa chọn cổ phiếu để tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn đang dần co hẹp lại.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng Mỹ nên từ bỏ “mộng tưởng” thay đổi nước này.
Trung Quốc dường như ngày càng tách khỏi hệ thống kinh tế toàn cầu, dẫn đến lo ngại Bắc Kinh có thể triển khai nhiều động thái thương mại cứng rắn hơn.
Thị trường năng lượng vừa có thêm một tuần đi lên. Cụ thể, giá dầu Brent tương lai ngày 22/5 dù giảm 2,6% xuống 35,13
USD/thùng nhưng chốt tuần vẫn tăng 8%. Giá dầu WTI tương lai giảm 2% xuống 33,25
USD/thùng, chốt tuần tăng 13%. Đây là tuần tăng thứ tư liên tiếp và là đợt tăng dài nhất kể từ tháng 12/2019.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 5.491.193 ca nhiễm và 346.326 ca tử vong, tăng lần lượt 94.223 và 2.744 trường hợp so với hôm qua, trong đó 2.298.806 người đã bình phục.