• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.218,57 -13,32/-1,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.218,57   -13,32/-1,08%  |   HNX-INDEX   221,53   -2,29/-1,02%  |   UPCOM-INDEX   91,33   -0,54/-0,59%  |   VN30   1.271,22   -15,43/-1,20%  |   HNX30   469,62   -6,98/-1,46%
16 Tháng Mười Một 2024 2:39:52 SA - Mở cửa
'Bão Covid-19 càn quét', Việt Nam vẫn xuất siêu hơn 8 tỷ USD
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 12/08/2020 8:34:25 CH
Theo thông tin vừa được Tổng cục Hải quan công bố chiều 12/8, tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 7 đạt 24,873 tỷ USD, tăng mạnh tới 10,2% so với tháng 6/2020. Trong khi đó, nhập khẩu đạt 20,097 tỷ USD, tăng 6,7%. Riêng tháng 7, Việt Nam xuất siêu gần 2,8 tỷ USD.
 
Trong đó, ghi nhận hàng loạt nhóm hàng xuất khẩu có sự khởi sắc so với tháng 6 trước đó. Điển hình là điện thoại và linh kiện đạt gần 4,3 tỷ USD, tăng 17,5%; máy vi tính, sản phẩm điện thoại và linh kiện đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 3%; dệt may đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 16,9%; máy móc thiết bị đạt gần 2,3 tỷ USD, tăng gần 20%...
 
Với kết quả trên, luỹ kế 7 tháng đầu năm, tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt hơn 147,6 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu tới 8,4 tỷ USD.
 
Đáng chú ý, đã có đến 23 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 87% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, có thể kể đến điện thoại và linh kiện, điện tử, máy tính và linh kiện, hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ…
 
Sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực này đã góp phần quan trọng để xuất khẩu của Việt Nam vẫn có tăng trưởng dương, bất chấp đại dịch đang lan rộng, khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của nhiều đối tác lớn của Việt Nam sụt giảm.
 
Tháng 7 là tháng đạt kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất tính từ đầu năm và cao hơn mức bình quân chung trong 6 tháng đầu năm tới gần 7 tỷ USD/tháng (6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 240 tỷ USD, tương đương 40 tỷ USD/tháng).
 
Nếu duy trì được con số 47 tỷ USD như trong tháng 7, 6 tháng cuối năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt khoảng 282 tỷ USD, qua đó đưa tổng kim ngạch đạt 522 tỷ USD, dù tăng không nhiều so với con số hơn 517 tỷ USD của năm 2019 - nhưng cũng là kết quả đang ghi nhận trong bối cảnh hoạt động thương mại toàn cầu bị tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.
 
Ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm lại giảm 3%, chỉ đạt 139,2 tỷ USD. Điều này cũng đáng lo ngại, bởi Việt Nam là nước phụ thuộc vào nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu, mà nhập khẩu tư liệu sản xuất lại giảm, chứng tỏ sản xuất trong nước có sự sụt giảm.
 
Số liệu báo cáo của Bộ KH&ĐT cho biết, 7 tháng nhập khẩu vải các loại giảm 15%, thép 14%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày gần 16%..., trong khi xuất khẩu hàng dệt may giảm 12,1%; da giày giảm 7,9%; sắt thép giảm 2,7%.
 
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng nhận định, sự sụt giảm trong nhập khẩu tư liệu sản xuất còn báo hiệu những khó khăn trong những tháng tới, bởi nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày hiện chưa ký tiếp được đơn hàng.