• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,53 -3,56/-0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,53   -3,56/-0,29%  |   HNX-INDEX   220,67   -1,01/-0,46%  |   UPCOM-INDEX   93,08   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.309,72   -5,09/-0,39%  |   HNX30   459,01   -2,79/-0,60%
23 Tháng Giêng 2025 2:19:46 SA - Mở cửa
Ngân hàng tuần qua: Tín dụng đến giữa tháng 9 chỉ tăng 4,81%; tổng tài sản toàn hệ thống suy giảm
Nguồn tin: Vietnam Finance | 26/09/2020 8:26:58 CH
(VNF) - Lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm; tín dụng đến giữa tháng 9 chỉ tăng 4,18%, 321.000 tỷ dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ; tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng suy giảm… là những tin tức ngân hàng đáng chú ý tuần qua.
 
Techcombank báo lãi 9 tháng tăng 14% lên 8.860 tỷ đồng, mảng tín dụng áp  đảo phi tín dụng
 
VDSC dự báo tăng trưởng lợi nhuận năm 2020 của Techcombank sẽ đạt 16,6% trong năm 2020 và 25,2% trong năm 2021.
VDSC: Hạn mức tín dụng cao cùng tiềm năng từ mảng bảo hiểm sẽ thúc đẩy lợi nhuận Techcombank
 
Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng kết quả lợi nhuận quý III của Techcombank sẽ tiếp nối đà tăng trưởng hiện tại nhờ cho vay khách hàng tăng nhanh trở lại.
 
Cụ thể, VDSC cho rằng thu nhập lãi vẫn sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2020 và 2021. Techcombank thuộc nhóm được Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng nhiều nhất, với hạn mức mới trên 20%. Nhiều dự án nhà ở đã tiếp tục mở bán, do vậy tín dụng nhiều khả năng sẽ tăng nhanh hơn kể từ quý III.
 
Bên cạnh đó, công ty chứng khoán này kỳ vọng rằng nguồn phí bancassurance (bán bảo hiểm qua ngân hàng) sẽ tăng trở lại trong 6 tháng cuối năm do ít còn chịu tác động của việc giãn cách xã hội, điều này sẽ bù đắp cho việc nguồn thu từ phí dịch vụ trái phiếu có thể giảm sút khi các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp trở nên chặt chẽ hơn theo Nghị định 81/2020/NĐ-CP.
 
VDSC cũng kỳ vọng rằng chi phí dự phòng sẽ tiếp tục được trích lập thêm trong năm 2020 và 2021 khi ngân hàng xử lý các khoản nợ xấu do dịch, nhưng đà tăng trưởng vững chắc của cả thu nhập lãi và phí dự kiến sẽ bù đắp cho biến động này.
 
Tóm lại, VDSC dự báo tăng trưởng lợi nhuận năm 2020 của Techcombank sẽ đạt 16,6% trong năm 2020 và 25,2% trong năm 2021.
 
Lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm
 
Ngân hàng An Bình thay đổi biểu lãi suất tiền gửi mới từ ngày 19/9 theo hướng giảm mạnh ở các kỳ hạn. Đây là lần thứ tư trong năm nay, ngân hàng này điều chỉnh giảm lãi suất cho vay cá nhân với mục đích mua nhà, ô tô, xây sửa nhà cửa…, còn từ 5,9% cho 6 tháng đầu và 6,9% cho 6 tháng tiếp theo, áp dụng cho các gói vay từ 24 tháng trở lên. 
 
BIDV cũng thông báo sẽ giảm lãi vay đối với khách hàng cá nhân còn 5,5% đối với khoản vay có kỳ hạn dưới 6 tháng; chỉ từ 6%/năm đối với khoản vay từ 6-12 tháng. Các khoản vay trung dài hạn đối với khách vay mua nhà, xe, sản xuất kinh doanh từ 36 tháng trở lên từ ngân hàng này cũng được giảm thêm 0,1-0,2%/năm.
 
Trong biểu lãi suất huy động mới nhất, Vietcombank vừa điều chỉnh giảm thêm 0,2% lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng, xuống còn 3,3%/năm; kỳ hạn 36 tháng còn 5,8%/năm. Đây cũng là mức lãi suất gửi tiết kiệm thấp nhất được áp dụng ở các ngân hàng thương mại nhà nước đến thời điểm này.
 
Tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB), lãi suất huy động các kỳ hạn dài cũng được điều chỉnh giảm, như các kỳ hạn 18-36 tháng giảm 0,3% so với trước, xuống còn 7,5%/năm.
 
Còn tại Techcombank, tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đối với khách gửi 1 tỷ đồng chỉ còn 2,65%, đã giảm thêm 0,2% so với trước đó. Kỳ hạn 3 tháng chỉ còn 2,85-3,2%; kỳ hạn 6 tháng còn 4,4-4,9%/năm, cũng giảm 0,2% so với trước đó. Vào năm 2019, mức lãi suất kỳ hạn ngắn này có ngân hàng niêm yết đến 8% để thu hút tiền gửi.
 
HDBank công bố giảm 0,2% ở nhiều kỳ hạn. Theo đó, lãi suất kỳ hạn 6-11 tháng giảm từ 6%/năm xuống còn 5,8%/năm. Lãi suất kỳ hạn 15-36 tháng cũng giảm 0,2% xuống còn 6,1-6,5%.
 
Tại Nam A Bank, lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dài từ 30-36 tháng giảm khoảng 0,4% so với trước đó, xuống còn 6,8%/năm.
 
Tại Eximbank, kỳ hạn từ 15-18 tháng giảm tiếp 0,1% còn lần lượt từ 6,6-6,4%. Lãi suất kỳ hạn 36 tháng giảm 0,2% xuống còn 6,3%.
 
Tín dụng đến giữa tháng 9 chỉ tăng 4,81%, 321.000 tỷ dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ
 
Theo thông tin cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến ngày 15/9/2020, tổng phương tiện thanh toán M2 đã tăng 7,58% so với cuối năm 2019.
 
Trong những tháng đầu năm, NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1-1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng (TCTD), tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, hiện ở mức 5,0%/năm, để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân.
 
Mặc dù nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống TCTD dồi dào nhưng do cầu tín dụng còn rất yếu trước tác động của dịch Covid-19 nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ 2019, đến ngày 16/9/2020, tín dụng tăng 4,81% so với cuối năm 2019.
 
Về hỗ trợ tín dụng theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, đến ngày 14/9/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271 nghìn khách hàng với dư nợ 321 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485 nghìn khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng; đặc biệt các TCTD đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 1,6 triệu tỷ đồng cho 310 nghìn khách hàng.
 
Tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng suy giảm
 
Số liệu cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến hết tháng 7/2020, tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng đạt 12.831.052 tỷ đồng.
 
So với cuối tháng 6, tổng tài sản toàn hệ thống đã giảm gần 9.792 tỷ đồng, tương đương giảm 0,08%.
 
Giảm nhiều nhất là ở nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước với 19.012 tỷ đồng. Kế đến là nhóm NHTM cổ phần với 7.018 tỷ đồng. Các công ty tài chính, cho thuê tài chính cũng ghi nhận sự suy giảm tổng tài sản với quy mô giảm 1.291 tỷ đồng.
 
Trái lại, tổng tài sản của nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài tăng tới 13.459 tỷ đồng trong tháng 7. Một số nhóm khác cũng ghi nhận tăng gồm: quỹ tín dụng nhân dân (tăng 1.978 tỷ đồng), ngân hàng hợp tác xã (1.482 tỷ đồng), Ngân hàng Chính sách Xã hội (612 tỷ đồng).
 
Sự suy giảm tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng không phải đến từ diễn biến dư nợ tín dụng. Thống kê cho thấy riêng trong 7, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đã tăng 32.882 tỷ đồng. Nhiều khả năng sự suy giảm này đến từ kênh liên ngân hàng hoặc/và kênh đầu tư trái phiếu chính phủ.
 
Lợi nhuận ACB: Chờ lực đẩy từ 4 ẩn số
 
Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) cho rằng ACB có thể có những bất ngờ tích cực về lợi nhuận trong cuối năm 2020 hoặc trong năm 2021. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào ý chí của ban lãnh đạo ngân hàng.
 
Ẩn số tích cực đầu tiên là một thỏa thuận bancassurance (bán bảo hiểm qua ngân hàng) độc quyền có thể đem lại 1.800 - 2.000 tỷ đồng phí trả trước sau khi được ký kết.
 
Ẩn số thứ hai là lãi thuần mua bán trái phiếu có thể khả quan hơn kỳ vọng. HSC cho rằng mảng kinh doanh này có thể đem lại đáng kể lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm (giống như 6 tháng đầu năm) nhờ danh mục kinh doanh trái phiếu của ACB khá lớn và lợi suất trái phiếu chính phủ ổn định ở mặt bằng thấp.
 
Thứ ba là chi phí hoạt động có thể thấp hơn dự báo. Theo HSC, chi phí hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2020 có thể thấp hơn dự báo sau khi tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm do ngân hàng trích trước quỹ khen thưởng. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể không tiếp tục trích quỹ phát triển công nghệ trong năm 2020 (năm 2018 đã trích 500 tỷ và năm 2019 đã trích 600 tỷ), khiến chi phí hoạt động giảm mạnh hơn nữa.
 
Thứ tư, chi phí tín dụng có thể thấp hơn dự báo. HSC đánh giá chất lượng tài sản của ACB tốt và được giữ ổn định (tỷ lệ nợ xấu là 0,68%) trong khi dự phòng cho các khoản vay liên ngân hàng thực hiện trong quý II/2020 đã giúp cải thiện bộ đệm dự phòng. Theo đó, chi phí tín dụng thấp hơn dự báo trong giai đoạn 2020 - 2021 có thể giúp lợi nhuận đạt được cao hơn kỳ vọng.