• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
23 Tháng Mười Một 2024 5:51:19 SA - Mở cửa
Cổ phiếu ngành than thế giới đang hưởng lợi thế nào
Nguồn tin: Người đồng hành | 14/10/2021 9:53:03 SA
Nhà đầu tư vẫn lựa chọn cổ phiếu ngành than bất chấp thế giới đang nỗ lực thúc đẩy các loại năng lượng xanh.
Giá cổ phiếu của Bumi Resources, công ty khai thác than lớn nhất Indonesia, tăng hơn 70% tính từ cuối tháng 8, trong khi giá cổ phiếu của các công ty đối thủ như Andro Energy và Indikia Energy cũng tăng lần lượt 50% và 74%. 
 
Giá cổ phiếu của các công ty khai thác than tại châu Á đang tăng lên nhanh chóng trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu mua mặt hàng này nhằm giải bài toán khủng hoảng năng lượng xảy ra trong khoảng thời gian gần đây. Bên cạnh đó, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh cũng góp phần đẩy giá than đá lên cao. 
 
Tuy nhiên, sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư đối với mặt hàng than đá lại gia tăng đúng thời điểm nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực hướng tới các nguồn năng lượng xanh, khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong việc quyết định liệu họ có nên gia tăng công suất khai thác hay không?
 
Giá cổ phiếu của Bumi Resources, công ty khai thác than lớn nhất Indonesia, tăng hơn 70% tính từ cuối tháng 8, trong khi giá cổ phiếu của các công ty đối thủ như Andro Energy và Indikia Energy cũng tăng lần lượt 50% và 74%. 
 
Indonesia là quốc gia xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới, chuyên được sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện. Trong năm 2020, quốc gia này đã xuất khẩu tới 400 triệu tấn than, chiếm tỷ trọng 40% kim ngạch xuất khẩu than toàn cầu. 

 
Diễn biến giá cổ phiếu các công ty Yancoal Australia, Bumi Resources, Coal India so với hai chỉ số CSI 300 của Trung Quốc và MSCI World từ ngày 31/8 đến 12/10. Đơn vị: %.
 
Đó cũng là câu chuyện đang diễn ra tại Australia và Ấn Độ. Giá cổ phiếu của Yancoal Australia, một công ty con của Yanzhou Coal Mining, tăng trên 80% từ cuối tháng 8. Trong khi đó, giá cổ phiếu của Coal India, công ty khai thác than có sản lượng lớn nhất thế giới, tăng hơn 30%. 
 
Đà tăng giá cổ phiếu của các công ty khai thác than đi ngược lại với diễn biến của các chỉ số chứng khoán toàn cầu. Chỉ số MSCI World và MSCI All Country Asia Pacific đã giảm so với thời điểm cuối tháng 8. Các chỉ số tại các quốc gia riêng lẻ, bao gồm CSI 300 của Trung Quốc và Nikkei Stock Average của Nhật Bản hầu như đứng yên. 
 
Các nhà đầu tư tỏ ra vô cùng lạc quan đối với lĩnh vực này khi mùa đông đang tới gần, thời điểm mà công suất sản xuất điện than có xu hướng tăng lên. 
 
Giá than đã tăng gấp 3 lần kể từ đầu năm nay, với chỉ số giá than nhiệt châu Á vươn lên mốc cao kỷ lục trong tháng 10, đạt 269 USD/tấn. Đà tăng giá của mặt hàng than được tiếp sức bởi nhu cầu từ Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia tiêu thụ than nhiệt lớn của thế giới. Cả hai quốc gia trên đều tăng cường nhập khẩu than trong bối cảnh nguồn cung nội địa hạn chế. 
 
Tại Trung Quốc, chính phủ quốc gia này đã hạn chế các hoạt động khai khoáng sau khi một vài vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trong năm nay. Bắc Kinh cũng tiến hành các chiến dịch cải cách nhắm tới mục tiêu đóng cửa các mỏ khai thác nhỏ lẻ, vốn ít quan tâm tới các biện pháp an toàn lao động. 
 
Tại Ấn Độ, mưa lớn trong suốt nhiều tháng đã khiến cho hoạt động khai thác và vận chuyển than gặp nhiều khó khăn, khiến cho lượng than dự trữ trong các nhà máy rơi xuống mức rất thấp. 
 
Bên cạnh nhu cầu từ các quốc gia châu Á, nhiều quốc gia châu Âu tăng sử dụng than để sản xuất điện trong bối cảnh giá khí đốt tăng cao. 

 
Các quốc gia xuất khẩu (trái) và nhập khẩu than nhiệt hàng đầu thế giới năm 2020. Đơn vị: triệu tấn.
 
Than là nguyên liệu tương đối rẻ. Cho dù đã có những bước tăng mạnh trong năm nay, giá than vẫn chỉ bằng khoảng 1/3 so với giá khí đốt hoá lỏng (LNG), theo Hiroshi Hashimoto, một chuyên gia LNG, đồng thời là một chuyên gia phân tích cao cấp tại Viện Năng lượng Kinh tế Nhật Bản. 
 
Nhưng xu hướng toàn cầu ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay vì nhiên liệu hóa thạch lại khiến nhiều công ty đắn đo trong việc mở rộng sản xuất. 
 
“Nhiều quốc gia đang khan hiếm than, nhưng số lượng các quốc gia xuất khẩu than thì có hạn”, theo Nobuyuki Kuniyoshi, chuyên gia phân tích đến từ Jogmec- Tập đoàn kim loại, khí đốt và dầu mỏ quốc gia Nhật Bản, 
 
Indonesia và Australia, hai quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới, đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất do mưa lớn và tình trạng thiếu hụt lao động gây ra bởi đại dịch Covid-19. 
 
Nga, quốc gia xuất khẩu than đứng ngay sau hai quốc gia kể trên, đang gia tăng xuất khẩu than tới Trung Quốc và châu Âu. Theo Bộ Năng lượng Liên bang Nga, kim ngạch xuất khẩu than của quốc gia này từ tháng 1 tới tháng 8 đạt ngưỡng 142 triệu tấn, tăng 11% so với năm 2019. Nguồn than nhập khẩu từ Nga thực sự có ý nghĩa đối với Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa quốc gia này và Australia gia tăng. 
 
Kuniyoshi tin rằng Indonesia và Australia sẽ không gia tăng đáng kể sản lượng, vì các công ty không muốn mạo hiểm đầu tư thêm vào khai thác than.
 
Người phát ngôn của Bumi Resource chia sẻ với Nikkei rằng công ty sẽ giữ nguyên mức sản lượng mục tiêu từ 83 triệu tấn tới 87 triệu tấn than trong năm 2021, cho dù nguồn cung than trên thị trường vẫn còn tương đối hạn chế. 
 
Bumi cho biết công ty hoàn toàn ý thức về áp lực ngày một gia tăng trong việc cắt giảm phát thải khí nhà kính, và đưa ra cảnh báo rằng sự bất ổn là điều chắc chắn sẽ xảy ra trong quá trình chuyển giao này. “Việc từ bỏ các nhiên liệu hóa thạch mà chưa tìm ra các giải pháp thay thế đủ lớn có thể sẽ mang lại những hệ quả kinh tế và xã hội nghiêm trọng”", vị này nói. 
 
Với việc chưa có nguồn năng lượng thay thế đáng tin cậy nào, nhu cầu than đá “có thể sẽ vẫn tăng tại châu Á”, ông chia sẻ. “Điều này có thể sẽ khiến cho giá than tiếp tục leo thang trong trung và thậm chí là dài hạn”.  

 
Giá than đã tăng lên gấp 3 lần so với đầu năm nay. Đơn vị: USD/tấn.
 
Tại Australia, chính phủ quốc gia này gần đây đã chấp thuận một số dự án khai thác than. Điều này đã làm dấy lên không ít chỉ trích về việc quốc gia này đã ngó lơ cuộc chiến chống lại tình trạng biến đổi khí hậu. Hồi tuần trước, Bộ trưởng Môi trường Australia đã ký thông qua kế hoạch mở rộng sản xuất của công ty Glencore. 
 
Giá than tăng cao và nhu cầu năng lượng đang đe dọa tới quá trình hoàn thành các mục tiêu môi trường. 
 
Justian Rama, một chuyên gia phân tích tại Citigroup Securities Indonesia dự báo giá than sẽ duy trì ở ngưỡng trên 200 USD/tấn, ít nhất là trong phần còn lại của năm nay. “Xu hướng tăng giá than có thể sẽ khiến cho Trung Quốc nới lỏng một số biện pháp kiểm soát an toàn lao động nhằm có thể gia tăng nguồn cung. Họ sẽ cân nhắc lại lệnh cấm nhập khẩu than từ Australia”. 
 
Tuy nhiên, những mục tiêu xanh lại có những tác động không đồng đều lên nguồn cung và cầu năng lượng, theo Shirley Zhang, chuyên viên phân tích tới từ Wood Mackenzie. 
 
“Các chính sách môi trường có tác động tức thì lên nguồn cung, hơn là cầu”, bà cho biết. “Khi quá trình dịch chuyển năng lượng tiếp diễn, sự bất ổn về giá và mất cân bằng thị trường sẽ là những vấn đề thường xuyên xảy ra trong một vài năm tới, đặc biệt là vào những thời điểm nhu cầu tăng cao”. 
 
Trong bối cảnh đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện, Trung Quốc đã buộc phải nới lỏng một số quy định liên quan đến khai thác mỏ, và cho phép một số mỏ than được khai thác trở lại. 
 
Minh Hoang, một chuyên gia phân tích tới từ S&P Global Ratings chi nhánh Singapore, dự báo châu Á sẽ đi sau châu Âu và Mỹ trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch vì các quốc gia đang phát triển có sự phụ thuộc lớn vào than đá và nhiên liệu hóa thạch. 
 
"Trong khi nhu cầu than đá từ các khu vực như châu Âu và Mỹ được dự báo sẽ giảm trong một vài năm tới, thì nhu cầu lại có xu hướng gia tăng tại châu Á, đặc biệt là tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á và hoàn toàn có thể phá tan những nỗ lực của các quốc gia phương Tây”.