• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:25:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:33:54 CH - Mở cửa
Fubon ETF bán ròng gần 3.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ tháng 8 tới nay
Nguồn tin: Tạp chí Doanh nghiệp & Tiếp thị | 28/11/2021 8:08:26 SA
Fubon FTSE Vietnam ETF đã bị rút ròng 21 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 13 triệu USD (gần 300 tỷ đồng) từ đầu tháng 11 tới nay. Tại ngày 27/11, quy mô Fubon FTSE Vietnam ETF đạt 13,5 tỷ Đài Tệ (khoảng 484 triệu USD, tương đương 11.000 tỷ đồng).
 
Theo số liệu từ Fubon FTSE Vietnam ETF, từ đầu tháng 11 tới nay, quỹ đã bị rút ròng 21 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 13 triệu USD (gần 300 tỷ đồng), kéo dài chuỗi rút vốn liên tiếp từ tháng 8 tới nay.
 
Tính chung từ tháng 8 tới nay, lượng vốn rút khỏi Fubon FTSE Vietnam ETF lên tới 125 triệu USD (khoảng 2.850 tỷ đồng), qua đó trở thành quỹ ETF bị rút vốn mạnh nhất thị trường trong cùng khoảng thời gian.
 
 
Trước đó, Fubon FTSE Vietnam ETF đã mua ròng khá mạnh trên TTCK Việt Nam, nổi bật trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7 với giá trị hơn 12.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, vào giữa tháng 8, Fubon FTSE Vietnam ETF đã được chấp thuận huy động thêm 5 tỷ Đài Tệ (khoảng 180 triệu USD) để đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam. Tuy vậy, từ thời điểm đó tới nay, Fubon FTSE Vietnam ETF vẫn chưa thu hút được thêm vốn mới, thậm chí vẫn đang bị rút ròng khá mạnh.
 
Tại ngày 27/11, quy mô Fubon FTSE Vietnam ETF đạt 13,5 tỷ Đài Tệ (khoảng 484 triệu USD, tương đương 11.000 tỷ đồng). Quỹ sử dụng chỉ số tham chiếu là FTSE Vietnam 30 Index. Tuy vậy, danh mục quỹ có 31 mã, nhiều hơn 1 mã so với chỉ số cơ sở (lẻ 50 cổ TCH do chia cổ tức). Trong đó, MSN đang là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục với tỷ trọng 10,9% (7,6 triệu cổ phiếu), xếp tiếp theo lần lượt là VIC (9,7%), VHM (9,1%), HPG (8,6%), VNM (8,5%)…
 
 
Danh mục Fubon ETF tại ngày 27/11
 
Một quỹ ETF ngoại lớn khác trên thị trường là FTSE Vietnam ETF cũng bị rút ròng 6,5 triệu USD (khoảng 150 tỷ đồng) từ đầu tháng 11 tới nay. Nếu tính từ đầu năm 2021, lượng vốn rút khỏi FTSE Vietnam ETF lên tới 78 triệu USD (khoảng 1.800 tỷ đồng).
 
Cũng có xu hướng rút ròng là trường hợp của DCVFM VN30 ETF với lượng vốn rút khỏi quỹ từ đầu tháng 11 tới nay lên tới 217 tỷ đồng. Trong khi đó, DCVFM VNDiamond ETF lại hút ròng 545 tỷ đồng từ đầu tháng 11, tuy nhiên trong những phiên giao dịch gần nhất quỹ đang bị rút ròng vốn nhẹ.
 
Thời gian gần đây, bất chấp diễn biến thăng hoa của chứng khoán Việt Nam với việc VN-Index liên tiếp lập đỉnh mới thì khối ngoại vẫn không ngừng bán ròng. Từ đầu năm tới nay, khối ngoại đã bán ròng kỷ lục hơn 54.000 tỷ đồng trên sàn HoSE, trong đó lượng bán ròng tính riêng trong tháng 11 đạt gần 8.000 tỷ đồng.
 
Việc khối ngoại liên tiếp bán ròng thời gian qua bên cạnh những lo ngại rủi ro ảnh hưởng từ dịch Covid-19 còn có thể đến từ yếu tố những cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam không phù hợp "khẩu vị" khối ngoại. Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam thuộc các lĩnh vực tài chính, bất động sản, trong khi những ngành "hot" thu hút dòng tiền mạnh trên thế giới như công nghệ, bán lẻ, y tế, giáo dục hiện rất thiếu vắng. Những trường hợp niêm yết như FPT, MWG trong tình trạng không còn "room" cho khối ngoại.
 
Trái với việc bán ròng mạnh trên thị trường chứng khoán, dòng vốn ngoại vẫn đổ mạnh vào Việt Nam thông qua kênh FDI hay các thương vụ Private Equity trong các lĩnh vực bán lẻ, giáo dục, y tế, công nghệ (Aeon, Momo, Vnpay, Tiki, VNG, bệnh viện Thu Cúc…).