• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
29 Tháng Mười Một 2024 8:28:54 CH - Mở cửa
Ngoại tệ dồn dập về, tỷ giá USD/VND xuyên “ngưỡng chặn”
Nguồn tin: BizLIVE | 04/11/2021 10:13:34 SA
Với diễn biến này, dự kiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục mua ròng ngoại tệ và nguồn tiền mới chảy ra thị trường…

Cuối tuần qua đến đầu tuần này, trên thị trường liên ngân hàng, giá USD giao ngay đã lần lượt chạm và xuyên qua “ngưỡng chặn” 22.750 VND - mức giá mua vào USD mà Sở Giao dịch NHNN niêm yết. Như chốt phiên 2/11 đã xuống 22.749 VND.
Diễn biến trên mở ra khả năng nhà điều hành tiếp tục mua vào lượng ngoại tệ mới, đồng nghĩa với việc thị trường có thêm nguồn tiền cung ứng VND mới một cách tức thời.
Sau hơn nửa đầu năm 2021 thực hiện mua ngoại tệ theo phương thức kỳ hạn (6 tháng), hiện NHNN đã chuyển qua mua theo phương thức giao ngay và nguồn VND mua ngoại tệ chảy luôn ra thị trường thay vì có độ trễ.
Cùng với trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá USD/VND trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng đang nối dài xu hướng trượt giảm từ đầu năm đến nay.
Một trong những tác động trực tiếp là nguồn cung ngoại tệ dồi dào, với những nguồn cấp tập chảy về thời gian gần đây. Nổi bật năm nay có ở hoạt động vay nước ngoài quy mô lớn của các doanh nghiệp và NHTM.
Như cuối tháng 9 vừa qua, Vinpearl đã chào bán thành công 425 triệu USD trái phiếu quốc tế, mà hồi tháng 4 tổ chức liên quan là Vingroup cũng đã chào bán thành công 500 triệu USD trái phiếu; hay vừa qua Techcombank huy động thành công 800 triệu USD trái phiếu quốc tế; SHB thông báo kế hoạch niêm yết 300 triệu USD trái phiếu quốc tế tại Singapore…
Cũng có quy mô 300 triệu USD, VPBank vừa nhận vốn từ một số tổ chức nước ngoài, trong đó có đối tác SMBC. SMBC cũng chính là đối tác đã mua 49% cổ phần FE Credit (công ty con của VPBank), và gần 1,4 tỷ USD từ thương vụ này vừa chuyển về cách đây khoảng một tháng.
Bên cạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, như trên, điểm nổi bật của dòng chảy ngoại tệ năm nay và hiện nay là nhiều khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và NHTM Việt Nam.
Như BizLIVE thông tin vừa qua, báo cáo của Bộ Tài chính gửi các đại biểu Quốc hội cho biết, dự kiến tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn năm nay của các doanh nghiệp và NHTM Việt Nam theo diện tự vay tự trả lên tới 25%/năm, có khả năng vượt hạn mức 18-20% mà Thủ tướng đã có quyết định cho năm 2021 so với năm 2020.
 
 
Cung - cầu ngoại tệ tiếp tục có thêm một năm cân đối thuận lợi (Ảnh minh họa)
 
Cụ thể, theo báo cáo trên, trong năm 2021, vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả dự báo tăng mạnh, và theo đó mức rút vốn ròng trung, dài hạn cả năm 2021 ở mức 6,346 tỷ USD.
Nguồn ngoại tệ dồn dập đổ về chủ yếu ở các khoản vay được nhìn nhận ở chi phí lãi suất thấp trên thị trường thế giới, doanh nghiệp và NHTM tranh thủ điều kiện thuận lợi để huy động. Như khoản 800 triệu trên của Techcombank lãi suất chưa đầy 2%/năm, khoản của Vinpearl lãi suất 3,25%/năm, khoản 300 triệu USD của VPBank dù không nêu mức lãi suất cụ thể theo điều khoản không công bố nhưng được lãnh đạo ngân hàng này nhấn mạnh ở giá trị góp phần giảm chi phí vốn thời gian tới…
Về tổng thể, cân đối ngoại tệ của nền kinh tế khá thuận lợi trong năm nay. Mặc dù Việt Nam nhập siêu đáng kể quãng giữa năm cho đến đầu quý 3, song xuất siêu từ nửa cuối tháng 9 đến nay đã được nối lại. Cán cân tổng thể theo cập nhật của NHNN quý 2 vẫn thặng dư hơn 1,5 tỷ USD; và trong khi cán cân vãng lai quý 2 thâm hụt gần 4,6 tỷ USD thì cán cân tài chính lại thặng dư tới hơn 10,8 tỷ USD.
Dù NHNN mới chỉ cập nhật đến quý 2/2021 song những thể hiện trên thị trường hiện nay cho thấy cân đối ngoại tệ của nền kinh tế thuận lợi, cung ngoại tệ đang dồi dào, tỷ giá USD/VND tiếp tục trượt nhẹ trong ổn định, NHNN mở khả năng tiếp tục mua ngoại tệ gia tăng dự trữ ngoại hối, và thị trường có thêm nguồn VND cung ứng mới.
Suốt từ năm ngoái đến nay, NHNN mua ròng lượng lớn ngoại tệ nhưng đã không thực hiện trung hòa bớt nguồn VND cung ứng qua phát hành tín phiếu hoặc sử dụng các công cụ khác hút bớt về như trước đây. Qua đó nhà điều hành tạo điều kiện nguồn dồi dào để góp phần giảm lãi suất trên thị trường, trong bối cảnh nền kinh tế cần hỗ trợ trước tác động bất lợi của COVID-19.
Cập nhật đến đầu tuần này, lãi suất VND tiếp tục giảm nhẹ trên thị trường liên ngân hàng; lãi suất qua đêm chỉ ở khoảng 0,6%/năm.