VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57% |
HNX-INDEX 226,88 -0,61/-0,27% |
UPCOM-INDEX 92,15 -0,17/-0,18% |
VN30 1.317,34 -9,31/-0,70% |
HNX30 488,57 -1,41/-0,29%
09 Tháng Mười Một 2024 1:46:44 SA - Mở cửa
Chứng khoán 28/12: Dòng tiền vẫn quá khỏe
Nguồn tin: BizLIVE |
28/12/2021 4:00:00 CH
Thông tin về ca nhiễm Omicron đầu tiên được công bố ngay đầu giờ chiều được nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất. Các cổ phiếu lớn cũng tiện thể tạo ra rung lắc để xác định tâm lý. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn là quá khỏe và không nhiều nhà đầu tư bị "rụng hàng".
Cần được thử thách
Chiều nay, Bộ Y tế có thông báo về trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam. Cách phản ứng của thị trường cần được thử thách bởi trong thông tin về dịch bệnh đều đã khiến chỉ số biến động mạnh trong quá khứ.
Các mã NVL (-2,2%), GVR (-1,9%), VRE (-1,9%), VIC (-0,6%), VNM (-0,7%) xuất hiện giá đỏ và là nhân tố chính kéo VN30 xuống dưới tham chiếu tới 2 lần.
Nhưng cổ phiếu lớn rõ ràng là giảm không đáng kể, trong khi đó ở chiều tăng ngoài STB (+6,9%) đã tăng tốc thì còn có thêm HDB (+6,1%), TPB (+3,2%) cũng ghi điểm mạnh với nhà đầu tư. Dù vậy, STB vẫn là cổ phiếu có sức hút tốt nhất khi giá trị đạt 1.331 tỷ đồng, cao nhất kể từ cuối tháng 11.
Với các cổ phiếu Bất động sản, ROS (+6,8%), CII (+6,95%), KSB (+6,95%), DRH (+6,8%), LDG (+6,9%), DIG (+5,4%), HBC (+4,88%), DLG (+4,5%) vẫn tăng mạnh mà không có nhiều áp lực từ thông tin dịch bệnh. Chỉ một vài mã giảm như TDC (-3,4%), TDH (-4%), BCE (-2,8%), KHG (-2%) giảm với thanh khoản thấp là không đủ lù mờ sóng Bất động sản.
Ngoài ra, các cổ phiếu thuộc các nhóm ngành Hạ tầng, Tài chính, Năng lượng cũng có một số gương mặt tiêu biểu như FIT (+6,77%), GEG (+6,9%), CTI (+6,9%).
Sắc xanh nhìn chung vẫn duy trì tốt với số mã tăng đạt 224 mã so với 242 mã giảm 43 mã đứng giá tham chiếu. VN-Index có thể chưa vượt luôn được ngưỡng 1.500 điểm nhưng đã kiểm chứng được sức khỏe, đóng cửa tăng 5,51 điểm lên 1.494 điểm (+0,37%).
Giá trị giao dịch cũng phản ánh sự dồi dào của dòng tiền bất chấp lo ngại về tâm lý nghỉ lễ. Khớp lệnh đã đạt tới hơn 29 nghìn tỷ đồng, tăng 31% so với phiên hôm qua.
Hai sàn UPCoM và HNX cũng đều đóng cửa trong sắc xanh và có sự mở rộng về thanh khoản. HNX-Index tăng được tới 1,92% lên 458,05 điểm, giao dịch 4.104 tỷ đồng. Còn UPCoM-Index tăng 0,06% lên 110,44 điểm, giao dịch 2.577 tỷ đồng.
*****
Áp sát 1.500, một lần nữa
Trạng thái lạc quan của các cổ phiếu Midcap và Penny duy tới hết phiên sáng. Số mã tăng đã vươn lên tới 262 mã trên toàn sàn so với 182 mã giảm và 55 mã đứng giá tham chiếu.
Sự cải thiện này phải đến từ sự tăng tốc của các cổ phiếu Ngân hàng, trong đó STB (+6,4%) là mã đáng chú ý nhất khi hút được tiền vượt trội so với các cổ phiếu khác. Tổng giá trị giao dịch của STB đạt hơn 470 tỷ đồng, đứng đầu cả ngành.
Ngoài ra, HDB (+2,4%), CTG (+2,4%) cũng cải thiện tốt hơn thành tích so với đầu phiên trong VN30 để kéo chỉ số này vượt được áp lực đầu phiên.
Chỉ số VN-Index cuối phiên sáng đã lại một lần nữa áp sát mốc 1.500 điểm. Chỉ số tăng 9,98 điểm lên 1.498,77 điểm (+0,66%). Khớp lệnh ghi nhận mức tăng gần 4.000 tỷ đồng lên 16.059 tỷ đồng.
Mức tăng này bắt nhịp theo các chỉ số khu vực như TWSE (+0,8%), NIKKEI 225 (+1,02%), SET (+0,61%), trong đó TWSE của Đài Loan chưa hề dừng lại dù mới vừa có một phiên lập kỷ lục mới. Nếu vẫn duy trì, nhịp tăng tốt thì VN-Index cũng hoàn toàn có những đỉnh thời đại mới.
Trong khi đó, HNX-Index sẽ cần phải rướn mạnh hơn so với VN-Index để lập kỷ lục mới. Mức tăng của chỉ số này vẫn đang cao hơn 2 lần so với chỉ số của HOSE. HNX-Index tăng 1,52% lên 456,25 điểm.
*****
Ảnh minh họa.
Midcap và Penny cho hiệu quả vượt trội
VN30 có một số hướng đi tiềm năng ở thời điểm này là Ngân hàng và Dầu khí. Nhóm Ngân hàng rõ ràng đã ra mặt trong phiên thứ Sáu tuần trước nhưng lại nhanh chóng biến mất về mặt ảnh hưởng ở phiên hôm qua.
Cho đến sáng nay, STB (+2%), CTG (+1,8%), TCB (+0,2%), TPB (+0,1%) đang cố gắng nổi lên nhưng hiệu ứng dòng tiền vẫn chưa mấy ấn tượng.
Nhóm Dầu khí có sự hậu thuẫn từ việc giá dầu có khả năng về lại vùng 80 USD/thùng nhưng GAS (+2,1%), PVD (+2,9%) vẫn đang khá từ tốn. So với Ngân hàng, Dầu khí thậm chí còn tăng sớm cả một phiên vào đúng nhịp thị trường có pha rung lắc tới 20 điểm ngày thứ Năm.
Đây là 2 nhóm khả dĩ nhất khi mà những cổ phiếu như VHM (+0,1%), HPG (-0,4%), VIC (-1,5%) tiếp tục chưa rõ xu hướng. Tuy nhiên, sự thể hiện chưa đáp ứng kỳ vọng đã khiến cho VN30 liên tục có rung lắc.
Cổ phiếu nổi bật nhất của VN30 lúc này lại là POW (+3%). Sau 2 phiên chao đảo vì thông tin có thể lỗ quý 4/2021, POW đã lấy lại hết những gì đã mất và đang nhăm nhe chinh phục lại đỉnh mới lập.
Sự thể hiện của POW tiếp tục cho phép nhà đầu tư được tự do tìm kiếm các cơ hội ở các cổ phiếu có tính thị trường như CII (+6,95%), ROS (+6,8%), LDG (+6,9%), HBC (+6,27%), DLG (+6,5%), SZC (+4,63%), FLC (+2,5%).
So với phong độ của nhóm VN30, rõ ràng, hiệu quả của các cổ phiếu Midcap và Penny nói trên đang vượt trội hơn.
Sắc xanh trên cả HOSE đang nhỉnh hơn với 230 mã tăng so với hơn 200 mã giảm và 60 mã đứng giá tham chiếu. VN-Index có rung lắc nhưng vẫn bật lên khá dễ dàng, và đang tăng lên 1.493 điểm.
Còn HNX-Index lại có CEO (+9,9%), IDC (+4,6%), HUT (+8,7%) tác động nhiều vào chỉ số. Đà tăng còn tốt hơn cả VN-Index, đạt trên 1%. Chỉ số đã chạm 455 điểm vào lúc 10h30.
|
|
|
|
|